Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un có cuộc gặp lịch sử ngày 12.6 tại Singapore, họ sẽ được lực lượng chiến binh được đánh giá thiện chiến nhất thế giới bảo vệ. Đó là đội quân Gurkha của Nepal, theo Reuters ngày 5.6.

Đội quân thiện chiến Gurkha bảo vệ cuộc gặp lãnh đạo Mỹ-Triều

Trần Trí | 06/06/2018, 11:24

Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un có cuộc gặp lịch sử ngày 12.6 tại Singapore, họ sẽ được lực lượng chiến binh được đánh giá thiện chiến nhất thế giới bảo vệ. Đó là đội quân Gurkha của Nepal, theo Reuters ngày 5.6.

Trong khi cả hai nhà lãnh đạo sẽ đem theo đội vệ sĩ riêng, thì lực lượng cảnh sát đặc nhiệm Singapore gồm cả quân Gurkha sẽ bảo vệ nơi diễn ra cuộc gặp, đường sá và các khách sạn. Những nhà ngoại giao biết rõ việc bảo vệ VIP ở đảo quốc Sư tử cho Reuters biết như vậy.

Dao khoằm khukri, vũ khí sở trườngcủa chiến binh bộ lạc

Độiquân Gurkha hiện diện kín tiếng ở Singapore, nhưng vừa xuất hiện khá đông hồi cuối tuần qua, để bảo vệ khách sạn 5 sao Shangri-La, nơi tổ chức Đối thoại Shangri-La 2018 (SLD), một diễn đàn an ninh quan trọng ở châu Á được tổ chức hằng năm ở Singapore, có sự tham dự lần đầu tiên của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, lần thứ 2của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis và các vị đồng cấp ở châu Á.

Cảnh sát Singapore thuê độiquân Gurkha từ những vùng đồi núi Nepal. Lực lượng này thủ súng tiểu liên tấn công FN SCAR (do Bỉ sản xuất) và đeo súng ngắn khi bảo vệ SLD. Một số chuyên gia an ninh nhận định đấy là diễn tập cho cuộc bảo vệ cuộc gặp lịch sử giữa hai vị lãnh đạo Mỹ-Triều.

Dù trang bị vũ khí hiện đại, độiquân Gurkha luôn thủ theo khukri-một loại dao lưỡi cong, nên còn gọi là dao khoằm, và theo giai thoại, một khi chiến binh Gurkha can đảm đã vung dao này thì khukri “hút cạn máu” đối phương, còn có giai thoại rằng chỉ cần kẻ thù nhìn thấy lưỡi dao khukri là đã sợ mất vía, quăng súng bỏ chạy.

Chuyên gia an ninh Tim Huxley thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS, đơn vị tổ chức SLD) nói: “Độiquân Gurkha là giải pháp bảo vệ an ninh tốt nhất, và tôi đoan chắc họ sẽ bảo vệ cuộc gặp thuợng đỉnh Mỹ-Triều”.

Ông Huxley nói thêm: “Họ vẫn là một độiquân thực chiến can đảm, và những yêu cầu cho sự kiện lịch sử này hoàn tòa phù hợp với dạng hoạt động đặc biệt mà quân Gurkha đã được huấn luyện để giải quyết”.

Người phát ngôn cảnh sát Singapore từ chối bình luận về việc triển khai độiquân Gurkha hoặc số chiến binh sẽ tham gia khâu bảo vệ. ISSS nói có khoảng 1.000 chiến binh Gurkha trong lực lượng cảnh sát đảo quốc Sư tử.

Cuộc sống “quân lệnh như sơn” trong căn cứ Núi Vernon

Chuyên gia an ninh Huxley nói độiquân Gurkha từ lâu đã là một tài sản quýcủa giới lãnh đạo Singapore, như một lực lượng trung lập ở đảo quốc Sư tử vốn có nhiều cộng đồng chủng tộc. Họ bảo vệ các nhân vật quan trọng (VIP) nếu xảy ra nguy cơ bạo loạn. Nếu có căng thẳng khu vực, họ bảo vệ các trường quốc tế, và họ thường có mặt ở vùng biên giới Malaysia-Singapore.

Trang web của cảnh sát Singapore mô tả độiquân Gurkha “cứng rắn, bản lĩnh và nhanh nhẹn” trong các “hoạt động bán quân sự để bảo vệ Singapore”.

Đội quân này sống cùng gia đình ở Căn cứ Núi Vernon bên ngoài thành phố. Đấy là một khu vực kín, dân thường Singapore không được phép vào. Vợ một chiến binh Gurkha sống trong trại này, nói cuộc sống trong căn cứ rất nghiêm: “Chúng tôi có lệnh giới nghiêm từ 12 giờ khuya. Đối với phụ nữ, nếu có lý do ra khỏi trại thì phải báo cáo, riêng cánh đàn ông thì không được phép lấy bất kỳ lý do nào để không hiện diện tại trại”.

Người phụ nữ ấy còn cho biết: “Một trong các quyđịnh bắt buộc là phải đi ngủ từ lúc 22 giờ 30. Có nghĩa không được làm gì hết, kể cả nghe nhạc. Ngay cả nếu như chúng tôi có tiệc thì cũng cần phải kết thúc tiệc vào thời hạn đó, nếu không thì lực lượng tuần tra sẽ có vài biện pháp kỷ luật”.

Chiến binh Gurkha không được phép cưới vợ là phụ nữ Singapore. Họ thường được tuyển từ lúc 18, 19 tuổi trước khi được huấn luyện kỹ năng chiến đấu ở Singapore, và khi họ được trả về Nepal thì họ phải về hưu ở tuổi 45.

Độiquân Gurkha mangtruyền thống Anh

Hiện có một nhóm cựu sĩ quan quân đội Anh phụ trách chỉ huy cảnh sát Singapore, làm nhiệm vụ huấn luyện và tổ chức. Một sĩ quan Anh cho biết: “Dù là cảnh sát, quan hệ giữa độiquân Gurkha với quân đội Anh vẫn bền vững. Họ là một phần của truyền thống Anh”.

Độiquân Gurkha thuộc di sản từ thời thực dân Anh, vì Anh có truyền thống tuyển quân binh Nepal thiện chiến trong hơn 200 năm.

Quân đô hộ Anh từng giao chiến với chiến binh Gurkha hồi thế kỷ 19 và bị thua, nhưng Anh ngưỡng mộ giá trị và kỹ năng chiến đấu can đảm và dữ dằn của đối thủ nên bắt đầu tuyển mộ họ và trả lương đầy đủ.

Hiện có các chiến binh Gurkha phục vụ trong các lực lượng quân sự Anh, Ấn Độ, Nepal, Brunei và Singapore.

Độiquân Gurkha cũng từng tham gia hai cuộc thế chiến, rồi cuộc chiến giành quần đảo Falklands giữa Anh với Argentina, và gần đâyhọ tham chiến ở Afghanistan.

Bảo Vĩnh (theo Reuters)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương tại Hoàng thành Thăng Long
35 phút trước Sự kiện
Sáng 19.1, Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân cùng đại diện lãnh đạo các bộ ban ngành trung ương, thành phố Hà Nội, và gần 100 đại biểu kiều bào thực hiện nghi lễ dâng hương tại điện Kính Thiên ở Hoàng thành Thăng Long để thành kính tưởng nhớ đến các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh gìn giữ, bảo vệ non sông nước Việt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đội quân thiện chiến Gurkha bảo vệ cuộc gặp lãnh đạo Mỹ-Triều