Lần đầu tiên cuộc tập trận hải quân thường niên Malabar giữa Mỹ và hai đối tác Nhật Bản, Ấn Độ sẽ được tổ chức, trong bối cảnh ba nước tìm cách tăng cường hợp tác đối phó sự bành trướng của Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Mỹ, Ấn, Nhật chuẩn bị tập trận hải quân

Cẩm Bình | 06/06/2018, 11:22

Lần đầu tiên cuộc tập trận hải quân thường niên Malabar giữa Mỹ và hai đối tác Nhật Bản, Ấn Độ sẽ được tổ chức, trong bối cảnh ba nước tìm cách tăng cường hợp tác đối phó sự bành trướng của Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Malabar 2018 dự kiến diễn ra ngoài khơi đảo Guam, từ ngày 7-16.6. Ấn Độ triển khai 3 tàu chiến, một máy bay của Bộ Chỉ huy hải quân phía đông đến tham gia tập trận cùng 6 tàu chiến Mỹ và 2 tàu chiến, một tàu ngầm, một tàu sân bay trực thăng của Nhật Bản. Bộ Quốc phòng Ấn Độcho biết tập trận Malabar năm nay gồm những bài diễn tập chung, hoạt động trên tàu sân bay, tác chiến chống tàu ngầm.

Theo Bộ Quốc phòng Ấn: “Trong 26 năm qua, cuộc tập trận hải quân này đã phát triển cả về quy mô lẫn độ phức tạp, nhằm giải quyết nhiều mối đe dọa và thách thức an ninh chung đối với an ninh hàng hải tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”.

Tập trận Malabar bắt đầu được tiến hành vào năm 1992, giữa hải quân Mỹ-Ấn, nhưng từ năm 2015 đến nay có thêm Nhật Bản tham gia. Địa điểm tập trận thường là trên biển Ấn Độ Dương, đôi lúc ở ngoài khơi bờ biển Nhật. Malabar 2017 diễn ra tại vịnh Bengal.

Khu vực Ấn Độ Dương trải dài từ Ấn Độ Dương đến bờ biển châu Phi, Thái Bình Dương. Đây là khu vực được cả Washington lẫn New Delhi chú trọng trong thời gian qua.

Cuối tháng 5 vừa qua, Mỹ quyết định đổi tên Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương (PACOM) thành Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPCOM). Theo giải thích của Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis, sự thay đổi nhằm ghi nhận kết nối ngày càng gia tăng giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, đồng thời phản ánh tốt hơn phạm vi trách nhiệm của bộ tư lệnh này.

Trong khi đó, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi khi phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 2018 đã gọi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là “một khu vực tự nhiên” mà tại đó quân đội nước này, đặc biệt là hải quân, được xây dựng và mở rộng quan hệ đối tác với các nước trong khu vực.

Theo một số chuyên gia, việc Malabar năm nay được tổ chức trên lãnh thổ Mỹ. Tiến sĩ P.K.Ghosh, nhà phân tích quân sự của Quỹ Nghiên cứu Observer (ORF)đánh giá: “Tập trận ngoài khơi Guam là động thái tái khẳng định cấu trúc của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là một khu vực, đồng thời cũng là thông điệp ngầm gửi đến Trung Quốc rằng Ấn Độđang hợp tác chặt chẽ với Mỹ, Nhật. Đây có lẽ cuộc tập trận phức tạp nhất mà Ấn Độ từng tiến hành cùng với quốc gia khác”.

Còn tướng không quân về hưu Manmohan Bahadur cho biết: “Nhật, Mỹ, Ấn đều lo lắng với những động thái của Trung Quốc tại Biển Đông và Đông Thái Bình Dương. Đó là lý do tại sao Malabar có tầm quan trọng”.

Cẩm Bình (theo Straits Times)
Bài liên quan
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật buộc ông Biden gửi vũ khí cho Israel
Hãng Reuters đưa tin, ngày 16.5, Hạ viện Mỹ bỏ phiếu thông qua dự luật buộc Tổng thống Joe Biden gửi vũ khí cho Israel bất chấp ông trì hoãn hoạt động này nhằm gây sức ép với Tel Aviv.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu tổ chức các kỳ thi năm 2024 nghiêm túc, an toàn
một giờ trước Giáo dục
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ, Ấn, Nhật chuẩn bị tập trận hải quân