Reuters ngày 24.4 dẫn lời các chuyên gia nói vì Mỹ cấm vận vũ khí Nga nên đã khiến một số nước đồng minh và đối tác của Mỹ có thể bị trừng phạt vì họ mua khí tài quân sự của Nga.

Đồng minh của Mỹ lo ngại khi mua vũ khí Nga

Trần Trí | 24/04/2018, 20:58

Reuters ngày 24.4 dẫn lời các chuyên gia nói vì Mỹ cấm vận vũ khí Nga nên đã khiến một số nước đồng minh và đối tác của Mỹ có thể bị trừng phạt vì họ mua khí tài quân sự của Nga.

Năm 2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một luật, theo đó, bất kỳ nước nào giao dịch với mảng tình báo và quốc phòng Nga đều sẽ bị Mỹ trừng phạt. Luật này nhằm trừng phạt Tổng thống Nga Vladimir Putinvề chuyện Nga sáp nhập Ukraine năm 2014, can thiệp vào nội chiến Syria và can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016.

Nhưng các nước đồng minh của Mỹ mua vũ khí Nga (nước xuất khẩu vũ khí lớn hàng thứ nhì thế giới) cũng có thể bị Mỹ trừng phạt.

Ví dụ điển hình nhất là Ấn Độ đang muốn mua 5 hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không tầm xa S-400, vốn được xem là có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo và chiến đấu cơ tàng hình mà Trung Quốc đang phát triển, trong khi đối thủ chính của Ấn là Pakistan ngày càng có nhiều khả năng quân sự.

Năm 2016, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cùng ông Putin ký một thỏa thuận liên chính phủ để mua S-400 trị giá 6 tỉ USD và thỏa thuận này lọtvào tầm trừng phạt của Mỹ, theo hai quan chức ở New Delhi cho Reuters biết.

Các vụ mua bán này sẽ rất khó, khi cả hai công ty Almaz-Antey Air và Space Defense Corporation (sản xuất S-400) và Rosoboronexport phụ trách đàm phán các vụ bán vũ khí Nga cho nước ngoài đều bị Mỹ đưa vào danh sách cấm vận.

Việc Mỹ-Anh-Pháp không kích các cơ sở nghi nghiên cứu-sản xuất vũ khí hóa học (VKHH) của Syria đêm 13.4 càng làm thêm căng thẳng giữa hai siêu cường Nga-Mỹ.

Một nguồn tin Nga biết vụ Ấn Độ muốn mua S-400, nói: “Rất nhiều việc tùy thuộc độ tỉnh táo và sự tin tưởng từ phía đối tác Ấn”.

Một quan chức Ấn Độ nói hồi tháng 3, Ngoại trưởng Vijay Gokhale và Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Sanjay Mitra đã đến Mỹ làm việc với các quan chức Mỹ.

Đây là một vấn đề cấp thiết cho quân đội Ấn Độ, vì nếu Nga không bán khí tài quân sự, không giúp bảo trì, thì “tàu chiến chúng tôi không thể lướt sóng, máy bay không thể cất cánh. Từ đó, chúng tôi khó thể là một nguồn bảo đảm an ninh khu vực như Mỹ muốn chúng tôi đảm nhận”, theo lời vị quan chức.

Ông Atman Trivedi, Tổng giám đốc Công ty Hills & Company (Mỹ, chuyên tư vấn đầu tư và ngoại thương) nói: một cách tránh bị trừng phạt “nhồi thêm”là nếu chứng minh được và cho Mỹ kết luận là Ấn Độ đang giảm lệ thuộc vào vũ khí Nga.

Trong báo cáo của Viện Nghiên cứu hòa bình Stockholm (SIPRI) nêu trong 5 năm qua, phần cứng quân sự Nga chiếm 62% trong tổng tỉ lệ nhập khẩu của Ấn Độ, so với 79% kể từ năm 2008 đến năm 2012.

Chính phủ Mỹ cũng có thể tuyên bố trừng phạt Ấn Độ, một đối tác quốc phòng lớn, nhưng sẽ tác động xấu đến quyền lợi an ninh quốc gia Mỹ, nên Mỹ có thể “cho qua” và Ấn Độ được phép giao dịch với Nga.

Mỹ hiện là nguồn cung vũ khí số 2 cho Ấn Độ, với số hợp đồng trị giá gần 15 tỉ USD trong 10 năm qua. Hiện hai hãng Lockheed Martin và Boeing đang chạy đua giành quyền bán các chiếc máy bay chiến đấu-ném bom mới cho Ấn Độ.

Ông Benjamin Schwartz, trưởng nhánh không gian-quốc phòng ở Hội đồng thương mại Ấn Độ - Mỹ, nói: “Mục tiêu của luật trừng phạt không bao giờ phá vỡ quan hệ quốc phòng Mỹ - Ấn Độ mà Quốc hội Mỹ cũng liên tục thừa nhận đó là một ưu tiên chiến lược của Mỹ”.

Sự trừng phạt này cũng khiến có thể làm hỏng những vụ mua bán khác của các đồng minh của Mỹ ở châu Á, theo các chuyên gia cho biết.

Bà Cara Abercrombie, một giảng viên của tổ chức nghiên cứu Carnegie Endowment for International Peace, tác động của luật trừng phạt của Mỹ đối với Nga rất lớn.

Bà Abercrombie nói thêm rằng nếu Quốc hội Mỹ “bỏ qua” cho Ấn Độthì có lẽ Quốc hội Mỹ cũng nên làm thế đối với các nước khác như Indonesia... khi Mỹ đang nỗ lực lập các quan hệ quốc phòng mới và quan trọng về chiến lược.

Trong khi đó, Indonesia nói trong năm nay, Nga sẽ giao 2 chiếc Su-35 đầu tiên trong đơn đặt hàng 11 chiếc. Các quan chức nói cho đến nay, họ chưa tính chuyện sửa hợp đồng đã ký với Nga.

Các quan chức quốc phòng Indonesia không cho biết họ sẽ làm gìđể tránh hậu quả bị Mỹ trừng phạt vì mua vũ khí Nga.

Bích Ngọc (theo Reuters)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
5 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đồng minh của Mỹ lo ngại khi mua vũ khí Nga