Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2022, với việc áp dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ vào vụ lúa Hè Thu năm nay đang phát huy tác dụng.

Đồng Nai nhân rộng mô hình nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ

Hoàng Phúc | 28/09/2022, 15:34

Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2022, với việc áp dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ vào vụ lúa Hè Thu năm nay đang phát huy tác dụng.

Nhiều mô hình mới cho nhà nông

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai phối hợp với Công ty cổ phần Tập đoàn Quế Lâm (TP.HCM) đã tổ chức chương trình khảo sát thực tế mô hình sản xuất lúa hữu cơ tại huyện Cẩm Mỹ và chăn nuôi lợn hữu cơ tại huyện Định Quán.

Theo đó, mô hình trồng lúa hữu cơ được triển khai tại xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ với diện tích 8.500 m2, trồng giống lúa ST24. Nông dân tham gia mô hình thí điểm này được Tập đoàn Quế Lâm hỗ trợ 50% vật tư đầu vào, cử cán bộ hướng dẫn quy trình sản xuất và đảm bảo đầu ra.

z3756828635072_d9374261d847561abc2096771612c250(1).jpg
Ông Lương Quốc Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (thứ nhất từ phải qua) đang trao đổi với lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh về các sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu của nông dân Đồng Nai - Ảnh: Hoàng Phúc

Nông dân sẽ sản xuất lúa theo hướng hữu cơ với tiêu chuẩn 5 không (không thuốc diệt cỏ; không chất bảo quản; không thuốc trừ sâu hoá học; không dư lượng hoá chất độc hại; không chất kích thích tăng trưởng). Thay vào đó sẽ ứng dụng chế phẩm vi sinh xử lý rơm, rạ chuyển đổi thành phân bón tạo ra kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, bảo vệ môi trường.

Kết quả thí điểm trồng lúa hữu cơ vụ lúa Hè Thu năm 2022, năng suất lúa hữu cơ có thấp hơn so với canh tác truyền thống nhưng làm ra gạo có chất lượng ngon, bán với giá tốt nên nông dân vẫn đạt lợi nhuận tốt hơn so với cách làm truyền thống.

Theo ông Nguyễn Hồng Lam, Chủ tịch Hội nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Quê Lâm cho biết, khi tham gia quy trình mới này thì nhà nông sẽ làm chủ được công nghệ và quy trình sản xuất. Làm lúa hữu cơ sẽ vừa có lợi cho nhà nông và người tiêu dùng. Các sản phẩm này dễ xâm nhập thị trường hơn và giúp nông dân làm giàu trên chính mảnh đất của mình.

Theo ông Trần Hải Sơn, Phó chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn và Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai, đây là vụ thứ 2 người dân trồng lúa theo mô hình hữu cơ và cây lúa đang tăng trưởng phát triển tốt. Sản xuất lúa hữu cơ nông dân phải tuân thủ nhiều quy định nghiêm ngặt, không sử dụng hóa học. Do đó, giúp môi trường sống an toàn, tạo ra sản phẩm sạch. Đặc biệt nông dân tạo ra được chuỗi giá trị trong sản xuất và có đầu ra ổn định cho sản phẩm lúa gạo.

Hiện nay, ngoài trồng lúa ST24 ra thì Tập đoàn Quế Lâm còn đang triển khai 2 mô hình chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Định Quán khi đã hoàn thành việc xây dựng chuồng trại theo thiết kế và cho thả giống 17 con heo. Điểm nổi bật của mô hình này là nông dân trồng chuối, dược liệu, tận dụng nguồn rau, nông sản tại chỗ làm nguyên liệu phối trộn thức ăn chăn nuôi; sử dụng các chế phẩm vi sinh do tập đoàn cung cấp để xử lý chất thải trong chăn nuôi, phế thải trong sản xuất nông nghiệp… làm phân bón hữu cơ vi sinh sử dụng trong trồng trọt.Dự kiến đến hết năm 2022 thì tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp với công ty xây dụng thêm 5 mô hình hữu co với sản phẩm lúa tai huyện Cẩm Mỹ, bưởi tại huyện Vĩnh Cữu và heo tại huyện Định Quán.

Tiếp tục xây dựng chính sách phát triển và nhân rộng mô hình hiệu quả

Ngoài mô hình với tập đoàn Quế Lâm ra thì Đồng Nai tiếp tục thực hiện các nội dung về nghiên cứu khoa học và chuyển đổi số theo thỏa thuận hợp tác đã ký giữa Sở với Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM và Trường Đại học Huế; phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ lựa chọn được 14 đề xuất nhiệm vụ KHCN đối với các lĩnh vực của ngành để trình UBND tỉnh phê duyệt (trồng trọt 3 đề xuất; thủy sản 3 đề xuất; CNSH 5 đề xuất; lâm nghiệp 3 đề xuất).

Hiện nay tỉnh đã duy trì được 100% diện tích trồng mói và tái canh sử dụng các giống mới và các giống chất lượng cao.

Trong đó, 131 đơn vị sản xuất, chế biến nông sản được cấp nhãn hiệu hàng hóa; ứng dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm trên cây trồng với diện tích 57.822 ha, tăng 186 ha so cuối năm 2021; 1.951 ha cây trồng chủ lực của tỉnh đạt chứng nhận sản xuất an toàn, tăng 284 ha so năm 2021 (trong đó 7 ha đạt chứng nhận hữu cơ; 1.454 ha sản xuất theo hướng hữu cơ).

Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh đang triển khai xây dựng 80 mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ với quy mô 1.454,42 ha cây trồng và 23,72 ngàn vật nuôi; gần 150 ha diện tích cây trồng ứng dụng công nghệ nhà màng, nhà lưới; giám sát và hoàn thiện hồ sơ trình công nhận mới 12 vùng trồng và 5 cơ sở đóng gói để xuất khẩu sản phẩm chuối, sầu riêng, lũy kế đến nay toàn tỉnh có 120 mã số vùng trồng và 53 mã số nhà đóng gói xuất khẩu đi thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU, Úc, New Zealand,..; phong trào tự sản xuất, ứng dụng lợi khuẩn Probiotic (IMO) và nấm men rượu (MEVI) để tạo ra phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật, xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn thành phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất trồng trọt được nông dân quan tâm ứng dụng, đến nay đã ứng dụng cho trên 270 ha cây ăn quả, rau màu, tăng 30 ha so năm 2021.

z3756828741608_b8b84e5b21e71cc83bf343e314181d46.jpg
Tập đoàn Quế Lâm ký kết hợp tác với tỉnh Đồng Nai vào tháng 3.2022-Ảnh: Hoàng Phúc

Chăn nuôi tiếp tục phát triển theo hướng trang trại quy mô lớn (heo, gà chăn nuôi trang trại chiếm khoảng 90%); duy trì khoảng 21% trang trại chăn nuôi sử dụng chuồng lạnh, chuồng kín; 11,5% trang trại ứng dụng công nghệ tự động hóa trong chăn nuôi; gần 90 % trang trại chăn nuôi có hệ thống xử lý chất thải đảm bảo tiêu chuẩn; khoảng 45% tổng đàn heo, 31% tổng đàn gà của các doanh nghiệp được truy xuất nguồn gốc; 150 trang trại và 7 tổ hợp tác chăn nuôi đạt chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAHP, với sản lượng cung ứng ra thị trường với khoảng 110.000 tấn thịt heo/năm và 55.000 tấn thịt gà/năm; duy trì 7 vùng an toàn dịch bệnh cấp huyện.

Đồng thời phối hợp với Cục Thú y khảo sát và xây dựng 3 vùng an toàn dịch bệnh đáp ứng tiêu chuẩn OIE phục vụ xuất khẩu.

Tỷ lệ giá trị sản phẩm thủy sản chủ lực (cá, tôm) sản xuất theo quy trình an toàn thực phẩm đạt gần 40%; một số mô hình nuôi tôm thâm canh tiếp tục được triển khai nhân rộng với diện tích đến nay là 302.5 ha, tiêu biểu như mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ cao (CPF Combine) tại huyện Nhơn Trạch, Long Thành đến nay có 77 hộ nuôi với tổng diện tích gần 156 ha (tăng 11 hộ với diện tích 15 ha so năm 2021), cho lợi nhuận khoảng 600 – 800 triệu đồng/ha; tiếp tục hướng dẫn các hộ nuôi duy trì 14 vùng nuôi thủy sản đạt chứng nhận an toàn thực phẩm với quy mô 401,75 ha và 80.366 m3 lồng/bè, tổng sản lượng 15.282 tấn cá, tôm các loại.

Hiện nay, các địa phương tập trung hỗ trợ triển khai nhân rộng 68 mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả. Trong 9 tháng đầu năm 2022, đã triển khai nhân rộng được 2.274 ha cây trồng, 151.000 con vật nuôi, 15 ha diện tích nuôi trồng thủy sản; công tác tuyên truyền, tập huấn, chuyển giao các tiến bộ KHKT vào sản xuất được các địa phương chú trọng triển khai thực hiện, tiêu biểu như:

Thành phố Long Khánh tổ chức 10 lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa, sầu riêng, chôm chôm với 280 nông dân tham dự; huyện Thống Nhất tổ chức 20 lớp tập huấn tuyên truyền về chính sách, quy trình kỹ thuật trong lĩnh vực trồng trọt với 600 nông dân tham dự; huyện Xuân Lộc triển khai 23 lớp tập huấn về phòng trừ dịch hại cây trồng, xây dựng mã số vùng trồng, sản xuất theo quy trình an toàn với 692 lượt người tham dự; huyện Cẩm Mỹ tổ chức 33 lớp tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trồng cho 1.255 lượt người tham dự.

Bài liên quan
Phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với bảo vệ môi trường
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, việc phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch tại nhiều mô hình chăn nuôi, trồng cây ăn trái, rau màu... được triển khai hiệu quả. Những thành quả bước đầu đã tạo chuyển biến tích cực để hướng tới xây dựng nền nông nghiệp sạch, an toàn, phát triển bền vững, góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe cho người tiêu dùng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
TP.HCM cần làm gì để đột phá trong tăng trưởng kinh tế?
Các chuyên gia cho rằng tăng trưởng 8,3% vẫn chưa phải là cao so với tiềm năng của TP.HCM. Thành phố có thể hướng đến mục tiêu tăng trưởng cao hơn nhiều, trên 10%, thậm chí cao hơn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đồng Nai nhân rộng mô hình nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ