Grab không nghĩ đến việc phải thực hiện việc sa thải hàng loạt như một số đối thủ đã làm và đang tuyển dụng có chọn lọc, đồng thời tiếp tục tham vọng dịch vụ tài chính của mình.

Grab không sa thải hàng loạt như Shopee và các đối thủ dù thị trường suy yếu

Sơn Vân | 25/09/2022, 15:17

Grab không nghĩ đến việc phải thực hiện việc sa thải hàng loạt như một số đối thủ đã làm và đang tuyển dụng có chọn lọc, đồng thời tiếp tục tham vọng dịch vụ tài chính của mình.

Grab (Singapore) hiện là công ty đặt xe và giao đồ ăn lớn nhất Đông Nam Á.

Giám đốc vận hành Grab - Alex Hungate cho biết hồi đầu năm rằng công ty lo lắng về suy thoái kinh tế toàn cầu và "rất cẩn thận, thận trọng với bất kỳ việc tuyển dụng nào". Kết quả là Grab không đến mức tuyệt vọng của việc đóng băng tuyển dụng hoặc sa thải hàng loạt.

"Khoảng giữa năm nay, chúng tôi đã thực hiện một số loại tái tổ chức cụ thể. Tôi biết các công ty khác đã tiến hành sa thải hàng loạt và chúng tôi không thấy mình trong đó", ông Alex Hungate (56 tuổi) nói với Reuters trong cuộc phỏng vấn đầu tiên kể từ khi gia nhập Grab Holdings Ltd (có trụ sở tại Singapore) hồi tháng 1.2022.

Công ty đang tuyển dụng các vai trò trong khoa học dữ liệu, công nghệ bản đồ và các lĩnh vực chuyên môn khác, dù mỗi lần tuyển người đều là một quyết định lớn hơn nhiều so với trước đây, theo ông Alex Hungate.

"Bạn muốn đảm bảo rằng chúng tôi đang bảo toàn vốn. Rào cản cho việc tuyển dụng chắc chắn đã được nâng lên", Giám đốc điều hành Grab chia sẻ thêm.

Grab có tuổi đời hàng thập kỷ, với khoảng 8.800 nhân viên vào cuối năm 2021. Giống như các đối thủ của mình, Grab đã được hưởng lợi từ sự bùng nổ dịch vụ ăn uống trong đại dịch dù dịch vụ gọi xe bị ảnh hưởng.

Khi các nền kinh tế mở cửa, nhu cầu giao đồ ăn đang giảm dần trong khi dịch vụ đi xe vẫn chưa phục hồi hoàn toàn. Định giá công nghệ cũng giảm đáng kể và lạm phát, tăng trưởng chậm hơn cùng lãi suất tăng cao xuất hiện, mang đến những rủi ro.

Những tuần gần đây, Shopee, hãng thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á, đã cắt giảm việc làm ở nhiều quốc gia khác nhau và đóng cửa một số hoạt động ở nước ngoài sau khi công ty mẹ Sea báo cáo lỗ ngày càng lớn và loại bỏ dự báo thương mại điện tử hàng năm.

Ông Alex Hungate, chuyên gia kỳ cựu trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, hậu cần và thực phẩm, đã thúc đẩy việc loại bỏ các ngành kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận thấp khi Grab đang chạy đua để có lãi.

Khoản lỗ trong quý 2/2022 đã thu hẹp xuống còn 572 triệu USD từ 801 triệu USD một năm trước đó. Song vào tháng trước, Grab đã cắt giảm triển vọng tổng khối lượng hàng hóa trong năm, đổ lỗi cho đồng USD mạnh và nhu cầu giao thực phẩm giảm.

Tháng trước, Grab cho biết đã đóng hàng chục cửa hàng được gọi là dark store - trung tâm phân phối hàng tạp hóa theo yêu cầu và làm chậm việc triển khai các cơ sở tập trung "nhà bếp đám mây" để giao hàng.

Ông Alex Hungate nói: “Lĩnh vực khác mà chúng tôi thực sự thắt chặt ý đồ chiến lược của mình là trong các dịch vụ tài chính, nơi chúng tôi đang phát triển thanh toán, ví và cho vay tài chính phi ngân hàng đáng kể ngoài nền tảng và trên nền tảng của chúng tôi”.

Grab đã tổ chức lại đơn vị fintech (công nghệ tài chính) của mình trong năm nay để tập trung vào các lĩnh vực sinh lợi hơn và Reuters đã đưa tin về sự ra đi của một số lãnh đạo cấp cao.

grab-khong-sa-thai-hang-loat-nhu-cac-doi-thu.jpg
Ông Alex Hungate đảm nhiệm vai trò Giám đốc vận hành Grab từ 4.1.2022

"Tỷ suất lợi nhuận cao hơn"

Grab hiện chủ yếu tập trung vào việc bán các sản phẩm cho vay và bảo hiểm trên nền tảng của mình cho các thương nhân lẫn tài xế. Tài xế thường trả tiền từ các dòng thu nhập của họ trên nền tảng.

Ông Alex Hungate cho biết: “Khi chúng tôi thực hiện sự thay đổi này, cơ cấu kinh doanh sẽ hướng tới tỷ suất lợi nhuận cao hơn”.

Hoạt động tại 480 thành phố ở 8 quốc gia, Grab có hơn 5 triệu tài xế đã đăng ký và hơn 2 triệu thương nhân trên nền tảng của mình.

Grab thu hút sự chú ý toàn cầu vào năm 2018 khi mua lại mảng kinh doanh Đông Nam Á của Uber sau cuộc chiến 5 năm tốn kém.

Grab đang đặt cược vào việc phát triển các dịch vụ tài chính bằng cách cung cấp dịch vụ ngân hàng và các sản phẩm khác với đối tác là hãng viễn thông SingTel (Singapore Telecommunications Limited) tại các thị trường trọng điểm.

Vào tháng 12.2021, Grab được niêm yết trên sàn Nasdaq sau vụ sáp nhập kỷ lục trị giá 40 tỉ USD với một công ty séc trắng.

Ông Alex Hungate cho biết đây là thời điểm tốt để công ty xem xét lại cách họ tiêu tiền, do việc giám sát tài chính ngày càng tăng và cần trả lời cho các cổ đông.

Ông Alex Hungate nói rằng thanh khoản tiền mặt 7,7 tỉ USD đồng nghĩa Grab là một trong những công ty có vốn hóa tốt nhất ở Đông Nam Á.

Cổ phiếu Grab đã giảm khoảng 60% trong năm nay. Giá trị thị trường của công ty hiện vào khoảng 10,6 tỉ USD.

Tháng trước, Reuters đưa tin đối thủ của Grab là GoTo (Indonesia) đang tìm cách huy động khoảng 1 tỉ USD thông qua đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi.

Ông Alex Hungate nói Grab sẽ cung cấp thông tin chi tiết về tiến độ đạt được lợi nhuận và các chỉ số khác cho nhà đầu tư vào ngày 27.9.

Quyết định bổ nhiệm Alex Hungate làm Giám đốc vận hành Grab có hiệu lực từ ngày 4.1.2022. Alex Hungate thay thế Tan Hooi Ling, người sẽ tiếp tục giám sát các trụ cột chính trong hoạt động kinh doanh của Grab bao gồm công nghệ, hoạt động con người và chiến lược công ty với tư cách là người đồng sáng lập Grab.

Alex Hungate từng nắm giữ vị trí Giám đốc điều hành của SATS - một trong những doanh nghiệp khai thác mặt đất và cung cấp dịch vụ ăn uống cho các chuyến bay lớn nhất tại Singapore trong suốt 8 năm. 

Trước khi trở thành Giám đốc điều hành SATS, Alex Hungate cũng từng đảm nhiệm các vị trí cấp cao tại các tập đoàn toàn cầu bao gồm HSBC Singapore.

Alex Hungate cũng là thành viên trong Hội đồng Quản trị của Ban Phát triển Kinh tế Singapore thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore và công ty dịch vụ tài chính và ngân hàng đầu tư đa quốc gia của Singapore - United Overseas Bank Ltd.

Bài liên quan
Vì sao Gojek sáp nhập với Tokopedia thay vì Grab mới là đám cưới cổ tích?
Liên minh Gojek và Tokopedia có khả năng thúc đẩy tạo việc làm thông qua sự đổi mới và các startup mới.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Grab không sa thải hàng loạt như Shopee và các đối thủ dù thị trường suy yếu