Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha ngày 16.6 tuyên bố nước này sẽ dẫn đầu việc thành lập một quỹ khu vực Đông Nam Á, tài trợ cho dự án cơ sở hạ tầng cùng nhiều dự án phát triển khác. Mục đích của động thái này là nhằm giảm phụ thuộc vào những cường quốc châu Á như Trung Quốc.

Đông Nam Á sẽ có quỹ phát triển chung để tránh phụ thuộc bên ngoài

Cẩm Bình | 17/06/2018, 06:51

Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha ngày 16.6 tuyên bố nước này sẽ dẫn đầu việc thành lập một quỹ khu vực Đông Nam Á, tài trợ cho dự án cơ sở hạ tầng cùng nhiều dự án phát triển khác. Mục đích của động thái này là nhằm giảm phụ thuộc vào những cường quốc châu Á như Trung Quốc.

Phát biểu được nhà lãnh đạo Bangkok đưa ra trong hội nghị thượng đỉnh Chiến lược Hợp tác Kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS). Quỹ này sẽ được Thái Lan cùng quản lý với Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar, dự kiến đi vào hoạt động năm 2019. Theo Thủ tướng Prayuth: “Thái Lan muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của một nguồn tài chính bền vững”.

Arthayud Srisamoot, một quan chức của Bộ Ngoại giao Thái, cho biết một trong những mục tiêu của đề xuất lập quỹ khu vực là giảm bớt lệ thuộc vào các nguồn tài chính từ Trung Quốc cũng như nhiều “ông lớn” châu Á khác.

“Các quốc gia này (Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar) đều ý thức được rằng cần hợp tác trong khu vực nhiều hơn trước khi ra ngoài hợp tác với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ”, ông Arthayud phát biểu. Quan chức này cũng khẳng định Bangkok sẽ đóng góp một khoản tiền đáng kể để khởi động quỹ khu vực chung.

Thủ tướng Prayuth không tiết lộ về quy mô hay ngân sách của quỹ sắp được lập. Quan chức của 5 quốc gia Đông Nam Á trong năm nay sẽhọp để đề ra nội dung chi tiết cho dự án này.

Quỹ khu vực sẽ huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán và trái phiếu bằng cách phát hành nợ cho các dự án, đồng thời cũng hoan nghênh vốn góp từ các tổ chức tài chính cũng như từ quốc gia ngoài Đông Nam Á.

Ý tưởng lập quỹ khu vực tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã có từ trước đó, nhưng vì xung đột lợi ích mà không đạt được bước tiến gì.

Trong khi Nhật Bản vẫn luôn là nhà đầu tư lớn của Đông Nam Á, Trung Quốc với sáng kiến Một vành đai, Một con đường cũng đã gia tăng tài trợ tại đây trong vài năm gần đây. Bắc Kinh cam kết cung cấp gần 12 tỉUSD dưới hình thức các khoản vay và viện trợ cho Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Cơ sở hạ tầng, năng lượng, bất động sản là các lĩnh vực nhận được nhiều vốn đầu tư nhất. Tuy nhiên, dòng đầu tư cũng đem lại lo ngại về việc khu vực sẽ ngày càng phụ thuộc về kinh tế đối với cường quốc châu Á này.

Cẩm Bình (theo Reuters)
Bài liên quan
Bóng đá Đông Nam Á và Việt Nam nên học Uzbekistan
Bóng đá Uzbekistan không cầu thủ nhập tịch, không rầm rộ mua sắm ngoại binh, nhưng họ vẫn thành công và đang tiến rất gần đến chiếc vé tham dự vòng chung kết World Cup 2026

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đông Nam Á sẽ có quỹ phát triển chung để tránh phụ thuộc bên ngoài