“Xin lỗi vợ, xin lỗi các con, hãy tiếp bước chặng đường ba chưa hoàn thành…”, lời xin lỗi được điều dưỡng Đặng Quốc Bảo chuẩn bị sẵn trong dòng lưu bút trước khi nhận nhiệm vụ vào làm việc tại khu cách ly ở Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2.

Dòng nhật ký nơi tuyến đầu chống dịch

Quế Sơn | 24/03/2020, 22:19

“Xin lỗi vợ, xin lỗi các con, hãy tiếp bước chặng đường ba chưa hoàn thành…”, lời xin lỗi được điều dưỡng Đặng Quốc Bảo chuẩn bị sẵn trong dòng lưu bút trước khi nhận nhiệm vụ vào làm việc tại khu cách ly ở Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2.

Kết thúc buổi thăm khám ngày 24.3 tại khu cách ly Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, điều dưỡngĐặng Quốc Bảo, cởi vội bộ đồ bảo hộ, lau sạch mồ hôi, khử trùng bản thân trước khi đặt bút viết tiếp những trang nhật ký nơi tuyến đầu chống dịch.

Điều dưỡngBảo cùng nhiều y, bác sĩ khác bắt đầu vào làm việc, chăm sóc điều trị cho những bệnh nhân nhiễm COVID-19 từ ngày 9.3, đến nayđã được 15 ngày, trong suốtkhoảng thời gian đó họ chỉ được gặp mặt, hỏi han, động viên vợ con và gia đình qua chiếc điện thoại smartphone.

Lật lại trang giấy của những ngày đầu tiên, điều dưỡng Đặng Quốc Bảo chia sẻ,lúc nhận nhiệm vụ vào khu cách lylàm việc, bản thân chỉ kịp trấn an, động viên vợ con đôi lời rồi lên đường. “Trấn an vợ con để gia đình không quá lo lắng chứ thật ra bản thân mình ban đầu cũng rất run sợ, đôi lúc thoáng nghĩ nếu lỡ may bị lây nhiễm thì không biết vợ con sẽ thế nào”, điều dưỡngBảo tâm sự.

Các y bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch - Ảnh: QS

Trong dòng nhật ký ngày đầu tiên ở nơi tuyến đầu chống dịch, điều dưỡngBảo viết rằng: “Nếu lỡ mình bị nhiễm COVID-19 và không thể vượt qua căn bệnh này, mình xin lỗi vì mình đã làm việc hết tâm, hết sức. Mình đã làm bằng cả trái tim và nhiệt huyết, đồng thời cố gắng phòng để tránh lây cho bản thân. Nhưng, con virut này quá mạnh, quá tàn nhẫn…nếu có chuyện gì chỉ biết xin lỗi vợ, xin lỗi con, hãy tiếp bước những gì ba chưa hoàn thành”.

Sự lo lắng đến với các y bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch ở Bệnh viện Trung ương Huế ngày càng tăng cao bởi số lượng bệnh nhân nhiễm COVID-19 được đưa vào điều trị trong ít ngày đã lên con số 4, cùng với đó là hàng chục ca nghi nhiễm được cách ly theo dõi, trong đó có những ca mang sẵn bệnh nền rất nguy kịch.

Tận tình chăm sóc, trò chuyện với những bệnh nhân trong khu cách ly - Ảnh: QS

Hàng ngày, các điều dưỡng và bác sĩ thăm khám cho những bệnh nhân đã dương tính với COVID-19 vào buổi sáng và buổi chiều. Bắt đầu từ 10 giờ họmang đồ bảo hộ vào, duy trì cho đến buổi chiều, khi lần thăm khám thứ 2 trong ngày kết thúc. “Nóng nực và rất bất tiện”, các bác sĩ miêu tả ngắn gọn về những bộ đồ bảo hộ.

Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Thanh Xuân, Phó giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế có sự so sánh ngắn gọn để thấy sự vất vả của các bác sĩ chống COVID-19 tại Việt Nam.

“Ở nhiều quốc gia khác và gần nhất là Trung Quốc, các phương tiện thông tin đại chúng đưa hàng loạt hình ảnh y bác sĩ kêu trời vì sự nóng bức của đồ bảo hộ, tuy nhiên ở nước bạn thời tiết lạnh, còn ở Việt Nam lúc này đang là mùa hè, sự nóng bức sẽ tăng gấp nhiều lần”, Tiến sĩ Xuân dẫn chứng.

Tận dụng thời gian để làm đồ bảo hộ
Nụ cười tự tin nơi tuyến đầu chống dịch bệnh - Ảnh: QS

Bên cạnh sự ví von để thấy hết được vất vả của các bác sĩ “chống COVID-19”, Phó giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế còn chia sẻ những tâm tư tình cảm của cấp dưới bằng những câu chuyện cảm động. Theo Tiến sĩ Xuân, mặc dù việc xung phong lên tuyến đầu chống dịch bệnh tiềmẩn rất nhiều nguy hiểm về sự lây nhiễm, nhưng có không ít bác sĩ ở bệnh viện Trung ương tình nguyện ký vào đơn xin “ra trận”, Ban giám đốc ngoài hỗ trợ về chuyên môn vẫn luôn theo sát, động viên an ủi anh em vượt qua khó khăn.

Sống chung với dịch bệnh COVID-19 hơn 10 ngày, cảm giác lo lắng của các y, bác cũng bắt đầu thuyên giảm, họ bảo ban, động viên giúp đỡ lẫn nhau, cố gắng tất cả vì người bệnh, để nhanh chóng đẩy lùi con virus chết người ra khỏi Việt Nam. Đoạn nhật ký cuối ngày 24.3 của bác sĩ Đặng Quốc Bảo kể lại rằng: “Các bệnh nhân khỏi bệnh, chúng tôi sẽ có cảm giác giống như người nhà của mình khỏi bệnh vậy, vui mừng lắm…lạ lắm…”.

Ngày 24.3, một số trường hợp cách ly theo dõi đặc biệt tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 đã hoàn thành quá trình cách ly 14 ngày với kết quả âm tính, trong đó có cả nữ bệnh nhân W. người mặc dù âm tính với COVID-19 nhưng mang bệnh nền rất nặng vừa được các y, bác sĩ cứu sống.

Tiễn những du khách nước ngoài ra về với đóa hoa trên tay, điều dưỡngĐặng Quốc Bảo cùng các y bác sĩ khác nơi tuyến đầu chống dịch bày tỏ sự vui mừng đến khó tả..

Quế Sơn
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bàn giải pháp cấp nước sạch ở ĐBSCL bằng nhà máy di động trong container
6 giờ trước Theo dòng thời sự
Hiện đã có doanh nghiệp làm được nhà máy nước di động, đầu vào sử dụng nước ngọt và cả nước nhiễm mặn để xử lý thành nước sạch với công suất tới 3.000m3/ngày.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dòng nhật ký nơi tuyến đầu chống dịch