Mấy ngày nay, người dân ở vùng Đồng Tháp Mười lại rộ lên chuyện trái bom tử thần nằm trên thửa ruộng sát nhà gần nửa thế kỷ vẫn chưa được xử lý. Họ sợ bom phát nổ. Gần nửa thế kỷ âu lo, sợ chết...

Đồng Tháp: Dân báo có bom, cơ quan chức năng cứ đủng đỉnh thờ ơ suốt mấy chục năm

Thanh Tuấn | 11/04/2019, 15:03

Mấy ngày nay, người dân ở vùng Đồng Tháp Mười lại rộ lên chuyện trái bom tử thần nằm trên thửa ruộng sát nhà gần nửa thế kỷ vẫn chưa được xử lý. Họ sợ bom phát nổ. Gần nửa thế kỷ âu lo, sợ chết...

BàMai Thị Dung (50 tuổi, ngụ ấp 4, xã Mỹ Hòa, H.Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) kể bàlà con thứ 5 trong gia đình và hiện làm nghề bán vé số. Từ xưa đến nay gia đình bàsống trên bờ kênh 8.000. Cạnh bờ con kênh này là nhà cha mẹ bà, gắn với mảnh ruộng 4.000m2 đất. Ngày xưa, cụ ông Mai Văn Tất (cha bà Dung) hoạt động chống Mỹ ở vùng này.

Bà Dung kể, lúc nhỏbànghe cha kể rằng, trước giải phóng tại mảnh ruộng của cha mẹ bàcó 1 cái hầm (ao, đìa). Cái đìa nằm giữa mảnh ruộng để mùa nước nổi các loài thủy sản tự nhiên vào trú ở. Khi nước giựt thì cha mẹ tát đìa bắt cá để dành ăn. Thời chiến tranh, chẳng rõ khi nào quân Mỹ ném bom xuống đìa nhà bà.

Cụ Lượm nơm nớp lo sợ bom nổ - Ảnh: Thanh Vĩnh

BàDung kể, vào năm 1976, khi cha bàcùng những người trong gia đình ra đìa bắt cá thì phát hiện quả bom khổng lồ. Khi đìa được tát cạn, chị gái lớn của bà Dunglà bà Mai Thị Bé mò đến đuôi đìa bắt cá đụng phải trái bom. Khi bà Bé mò đụng thì nói: “Cha ơi, có trái gì… đã lắm”. Do từng đi kháng chiến và nhìn thấy trái bom, ông Tất liền rầy con lui xa đi chỗ khác. Ông Tất nói đó là trái bom, khuyên con không được đến gần và bỏ chuyện bắt đàn cá đang chui rúcvào vũng sình cạnh trái bom.

Theo bàDung, trái bom rất to và dài như trụ điện. Ngay sau khi phát hiện thì người trong gia đình bàđi báo chính quyền. Ông Tất biết rõ đó là trái bom vì ngày trước từ con kênh Nhì trở ra đến cầu Mống, bom Mỹ dội xuống rất dữ bởi đây là vùng Đồng Tháp Mười, nổi tiếng có quân du kích nằm vùng chống giặc. Tuy nhiên chính quyền thời ấy chẳng mấy quan tâm nên chuyện “tử thần” ẩn trong lòng đất bị rơivào quên lãng.

Cụ Lượm gọt hạt điều kiếm sống - Ảnh: Thanh Vĩnh

BàDung cho hay, cha bàlà người có công với cách mạng và được hưởng chính sách trợ cấp một lần. Vào năm 2003, cụ Tất qua đời và gia đình bàvẫn nghèo khó. Đến năm 2015, gia đình bà Dungthuê máy cuốc cào gò đất cao xuống san lấp đìa. Khi đó trái bom nằm dưới đìa cũng bị đất vùi lấp, rồi chan bằng mặt đất để gia đình trồng lúa. Trước khi vùi lấp trái bom, gia đình bàcũng đến Ban chỉ huy Quân sự xã Mỹ Hòa báo nhờ tháo gỡ trái bom nhưng chẳng ai quan tâm.

Cụ Nguyễn Thị Lượm (86 tuổi, mẹ bàDung) kể, từ khi chồng cụphát hiện trái bom trong đìa thì cụkhông dám đến gần. Để bắt được cá mẹ con cụphải đắp tàu (đào1 lỗ đất rồi đặt cái hũ xuống ở xa quả bom), để cá tự lóc, trườn… lọt vào hũ mà bắt. Cụchỉ nghe chồng nói quả bom bự lắm chứchưa thấy lần nào. Nhưng kể từ đó cụnơm nớp lo sợ vì nhà mình ở cách trái bom chừng 20m. Nghe nói loạibom cỡ lớn này có sức công phá khiếp lắmnên cả nhà cụvô cùng lo sợ.

Mảnh ruộng có bom - Ảnh: Thanh Vĩnh

“Tui chẳng biết đó là trái bom nổ hay lép. Nhưng dù bom gì thì mình cũng sợ bởi tự dưng nó phát nổ thì cả gia đình tui chết hết. Từ lúc phát hiện trái bom, chẳng những tui không dám ra đìa mà vào ban đêm ngủ tui cũng hay giật mình. Đang ngủ trên giường bỗng tui giật mình chới với rồi té lăn xuống nền đất vì ám ảnh sợ bom”, cụLượm nói.

Sự thờ ơcủa cơ quan có trách nhiệm

Theo bàDung, kể từ năm 2015 - 2018, người thân gia đình bàđều đi báo tin và đề nghị xử lý quả bom khổng lồ nằm trong đất gia đình mình. Ban đầu họ báo đến Xã đội, rồi lên Huyện đội và đến Tỉnh đội. Khi nhận tin báo Xã đội chẳng mấy quan tâm. Khi họ đến Huyện đội thì nơi đây chỉ khuyên gia đình bà Dungkhông nên đến gần chỗ trái bom.

Trong khi đó, trái bom nằm trong lòng đất và phíatrên thìgia đình bà Dungtrồng lúa, thử hỏi làm sao không đến gần trái bom cho được. Còn khi bàđến Tỉnh đội báo tin thì nơi đây kêu về và hứa từ từ sẽđến xử lý. Nhưng sau đó thì chẳng thấy ai tới tháo gỡ trái bom đi.

Bà Dung cho biết, mặc dù cha bàtham gia kháng chiến chống Mỹ nhưng do ít ruộng đất nên đến nay gia đình mẹ bàvẫn là hộ cận nghèo. Hàng ngày bàđi bán vé số. Do không có chồng nên bàxin nuôi 1 đứa cháu gái, năm nay học lớp 3.

Trong căn nhà nhỏ dột nhiều nơi,mẹ con bàDung và đứa cháu sinh sống. Dù đã 86 tuổi nhưng vì nghèo khó, cụ Lượmvẫn ngày đêm gọt hạt điều kiếm tiền công ít ỏi. Gần đầy vì trồng lúa không hiệu quả do giá bán thấp nên gia đình bàđịnh chuyển sang trồng mít giống Thái. Nhưng quả bom còn trong đất nên bàkhông thể thực hiện điều này.

Chiếc cọc cảnh báo nơi có vật nguy hiểm - Ảnh: Thanh Vĩnh

BàDung tâm sự, bàđịnh thuê máy cuốc lên liếp 4.000m2 đất ruộng để trồng mít. Nhưng ngặt nỗi sợ khi máy móc thi công chạm phải trái bom thì cả xóm chết sạch, nên mấy ngày trước bàlại đến chính quyền báo tin và đề nghị tháo gỡ trái bom. Khi đó người ở Xã đội cho rằng đã báo thông tin này đến Tỉnh đội, vì có nhà báo đến làm việc. Khi tiếp nhận tin báo này, phía quân độicòn đặt nghi vấn liệu có trái bom như gia đình báo hay không? Họ còn kêu bàlàm cam kết.

“Ngày chủ nhật rồi (7.4), cán bộ Xã đội, Huyện đội và Tỉnh đội đến khu đất gia đình tui đưa máy rà bom mìn để xác định coi có trái bom hay không, như thông tin gia đình tui trình báo. Sau khi rà thì họ phát hiện có, nên cắm cây làm dấu. Họ kêu tui ký vào tờ cam kết là đừng làm xôn xao chuyện này để từ từ họ xử lý. Họ nói để khi thu hoạch lúa xong, gia đình tui thuê máy cuốc đất lên liếp thì nhờ móc trái bom lên luôn. Nhưng đây tới thu hoạch lúa còn tới mấy tháng nữa”, bàDung thổ lộ.

Cụ Nguyễn Thị Lượm cho biếtgia đình cụ có 4 người con. 1 người con gái có chồng xa và 1 người thì không có chồng (bàDung). Bà Dung hiện sống chung nhà với cụcùng đứa cháu nhỏ. Gần nhà cụcòn có 2 hộ gia đình với 8 đứa cháu và vợ chồng của 2 người con của cụ. Gần xóm còn có nhiều hộ dân khác, nằm trong tầm ảnh hưởng của trái bom. Người ở xóm do không biết tường tận trái bom nên ít lo sợ, chứ với cụvà các con, cháu thì vô cùng hoang mang.

Những người con và cháu cụ Lượm cũng hoang mang sợ hãi, chỉ sợ bom nổ bất kỳ- Ảnh: Thanh Vĩnh

“Tui mong chính quyền sớm lấy trái bom lên hay cho nó nổ thế nào hủy bỏ đi, để cứu sống mẹ con tui. Chứ cứ để nó ở đây tui sợ cả gia đình tui chẳng biết chết lúc nào. Tui sợ bom nổ mà mình chỉ bị thương, chết không ra chết mà sống cũng không xong thì tội cho mấy đứa con.

Tui luôn kêu con Dung và đứa cháu ngủ chung giường, để có chết thì mẹ con cùng chết. Chứ lỡ con chết rồi tui sống với ai. Nhiều lần khi tới bữa cơm, con dọn ra kêu tui ăn. Tui sực nhớ tới trái bom thì bỏ ăn, bởi nghĩ trong đầu chẳng biết lúc nào con mình chết vì bom nổ. Từ lúc phát hiện trái bom tui chưa có ngày nào ăn ngon ngủ yên”, cụ Lượm thổ lộ.

Nhà cụ Lượm ở gần nơi có bom - Ảnh: Thanh Vĩnh

Ông Trần Minh Tuấn - Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự huyện Tháp Mườicho biết: “Người dân có báo tin mấy năm nay, nhưng do chỉ vị trí không chính xác nên khi lực lượng đến rà tìm thì không phát hiện. Gần đây người dân lại báo nên Tỉnh đội đã cử người đến rà tìm. Sau khi rà thì phát hiện có tín hiệu ở ruộng lúa.

Nhưng chưa rõ đó là bom hay sắt, nhưng đã cắm cây cảnh báo. Chúng tôi có thỏa thuận với dân là đến mùa thu hoạch lúa sẽ tiến hành xác định lại, nếu đúng là bom thì cho thu hồi ngay. Theo như dân báo thì quả bom nằm sâu 2m dưới lòng đất nên độ nguy hiểm không cao”.

Thanh Vĩnh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đồng Tháp: Dân báo có bom, cơ quan chức năng cứ đủng đỉnh thờ ơ suốt mấy chục năm