Theo Dự thảo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), Quốc hội sẽ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sử dụng vốn đầu tư công từ 20.000 tỉ đồng trở lên. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án có tổng mức đầu tư từ 4.500 tỉ đồng trở lên.

Dự án PPP dùng vốn đầu tư công từ 20.000 tỉ mới phải xin ý kiến Quốc hội?

23/05/2019, 11:02

Theo Dự thảo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), Quốc hội sẽ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sử dụng vốn đầu tư công từ 20.000 tỉ đồng trở lên. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án có tổng mức đầu tư từ 4.500 tỉ đồng trở lên.

Dự thảo Luật PPP sẽ được thảo luận vào kỳ họp thứ 8 Quốc hội 14 - Ảnh: Internet

Lý giải cho đề xuất chỉ đạo đầu tư PPP đối với các dự án có tổng mức đầu tư từ 200 tỉ đồng trở lên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết theo kinh nghiệm quốc tế, quy định quy mô tối thiểu của dự án để thực hiện theo hình thức PPP như sau: Canada - 100 triệu USD, Úc, Singapore - 50 triệu USD, Anh - 25 triệu USD, một số nước áp dụng quy mô nhỏ hơn như Brazil - 2,7 triệu USD, Colombia - 1,4 triệu USD, Nam Phi - 1 triệu USD.

Bên cạnh đó, cũng có một số quốc gia không quy định hạn mức làm PPP như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Philippines. Mặc dù không quy định hạn mức làm PPP nhưng thực tế triển khai PPP tại các nước thường chỉ tập trung đối với các dự án có quy mô đủ lớn.

Do hợp đồng PPP thường là dài hạn, yêu cầu nhiều cam kết của phía Chính phủ, vì vậy quy định quy mô dự án tối thiểu nhằm lựa chọn được những dự án xứng đáng để đầu tư theo phương thức này, tránh đầu tư dàn trải dẫn đến nguồn lực bị phân tán, mang lại hiệu quả đầu tư không cao.

Chi phí chuẩn bị đầu tư để đưa một dự án PPP ra thị trường cũng khá cao, do đó, nếu thực hiện PPP cho dự án quy mô nhỏ sẽ không hiệu quả. Bên cạnh đó, dự án với quy mô đủ lớn mới có tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài.

Theo các phân tích nêu trên, trong quá trình xây dựng Dự thảo Luật, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xin ý kiến rộng rãi về tính cần thiết của việc quy định một hạn mức được đầu tư PPP. Tổng hợp các ý kiến nhận được, đa số thống nhất tính cần thiết phải có hạn mức và kiến nghị áp dụng PPP đối với dự án nhóm B trở lên.

Dự thảo Luật này cũng quy định việc phân loại theo quy mô dự án gắn với thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.

Theo đó, Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sử dụng vốn đầu tư công từ 20.000 tỉ đồng trở lên. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án có tổng mức đầu tư từ 4.500 tỉ đồng trở lên; dự án có tổng mức đầu tư dưới 4.500 tỉ đồng nhưng sử dụng vốn đầu tư công bố trí từ ngân sách trung ương từ 1.500 tỉ đồng trở lên.

Ngoài ra, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án thuộc trách nhiệm, quyền hạn của mình.

Theo đại diện Ban soạn thảo, Dự thảo Luật được xây dựng trên cơ sở kế thừa các quy định hiện hành đã áp dụng hiệu quả, ổn định, bao gồm: lĩnh vực đầu tư, trình tự thực hiện dự án PPP, các loại hợp đồng PPP, luật áp dụng.

Dự thảo Luật PPP dự kiến sẽ được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV.

Lam Thanh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
9 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dự án PPP dùng vốn đầu tư công từ 20.000 tỉ mới phải xin ý kiến Quốc hội?