Theo báo cáo mới nhất của ngân hàng ANZ công bố ngày 7.1, Việt Nam rõ ràng là một trong những nền kinh tế có diễn biến tốt vượt trội ở châu Á khi vượt qua được sự suy giảm thương mại đã “nhấn chìm” các nước còn lại trong khu vực.

Dự báo kinh tế Việt Nam có diễn biến tốt “vượt trội” ở châu Á

Một Thế Giới | 08/01/2016, 10:47

Theo báo cáo mới nhất của ngân hàng ANZ công bố ngày 7.1, Việt Nam rõ ràng là một trong những nền kinh tế có diễn biến tốt vượt trội ở châu Á khi vượt qua được sự suy giảm thương mại đã “nhấn chìm” các nước còn lại trong khu vực.

Theo đó, ANZ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ tăng lên mức 6,9% trong năm 2016 và năm 2017 sẽ giảm xuống còn 6,5%. Nguyên nhân vì hiện nay Việt Nam đang sản xuất và xuất khẩu nhiều mặt hàng tinh vi phức tạp hơn trước và tiếp tục tiến lên trên chuỗi giá trị đối với mặt hàng điện tử.

Đồng thời, ANZ cũng dự báo rằng, với hơn 60% hàng hóa trong rổ tính CPI được kiểm soát bởi cơ chế bình ổn giá, con số lạm phát sẽ ở dưới mức 2% trong năm 2016, trước khi tăng lên mức 2,8% trong năm 2017. Tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt mức 6,9% trong năm tới trong khi lạm phát lõi sẽ tiếp tục giảm.

Trong năm tới, ANZ cũng đưa ra dự báo các xu hướng sẽ đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Việt Nam. Đó là tăng trưởng trong công nghiệp và xây dựng tiếp tục dẫn đầu đà phục hồi của nền kinh tế; lượng FDI giải ngân cao kỷ lục trong năm 2015 sẽ góp phần duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2016. 

Bên cạnh đó, cán cân thương mại vẫn thâm hụt nhẹ, vốn ngoại đổ vào thị trường vốn sẽ tăng lên do chính sách dỡ bỏ giới hạn tỷ lệ sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài, áp lực lên dự trữ ngoại hối sẽ giảm đáng kể nếu điều hành bằng một cơ chế tỷ giá linh hoạt; một đồng nội tệ linh hoạt hơn sẽ đóng vai trò là nhân tố tự nhiên giúp ổn định cán cân thanh toán…

Vừa qua, theo đánh giá của ngân hàng HSBC, mục tiêu tăng trưởng trong năm 2016 là 6,7% chắc chắn sẽ đạt được bởi tăng trưởng xuất khẩu đang phục hồi mức hai chữ số. Trong khi đó, nhu cầu nội địa sẽ vẫn mạnh nhờ vào chi tiêu cá nhân dồi dào do lãi suất thấp hỗ trợ.

Bên cạnh đó, theo dự báo của ngân hàng thế giới (WB), tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được dự báo là sẽ thấp hơn Myanmar, Lào, Campuchia. Cụ thể, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2016 dự báo ở mức 6,6% và giảm xuống còn 6,3% năm 2017 và còn 6% vào 2018. Mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được dự báo cao hơn Thái Lan (2%), Philippines (6,4%), Indonesia (5,3%)…

Tuy nhiên, các nước như Myanmar, Lào, Campuchia đều có mức tăng trưởng cao hơn Việt Nam với lần lượt ở mức 7,8%, 7% và 6,9% vào năm 2016. Trong năm 2017 và 2018, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cũng tiếp tục duy trì thấp hơn các nước này với dự báo: Myanmar (tăng trưởng 8,5% vào năm 2017 và 2018); Lào (tương ứng 6,9%); Campuchia (6,8%).

Hoàng Long

Bài liên quan
Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh và định hướng phát triển du lịch Vĩnh Long
Tối 16.11, tỉnh Vĩnh Long long trọng khai mạc "Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần 1 năm 2024". Phát biểu tại buổi lễ, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc hy vọng “những lò gạch đỏ sẽ trở thành những lâu đài rực rỡ, lung linh dưới ánh mặt trời, không những tạo ra sản phẩm có giá trị mang nét đặc trưng văn hóa của vùng mà còn là địa chỉ hấp dẫn du khách muôn phương”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dự báo kinh tế Việt Nam có diễn biến tốt “vượt trội” ở châu Á