Chuyến công du mới đây của Thủ tướng Shinzo Abe cho thấy mối quan hệ giữa hai cường quốc châu Á đã cải thiện nhiều, tuy nhiên Nhật Bản không có khả năng “rời Mỹ hướng Trung”.

Dù kết thân với Trung Quốc, Nhật vẫn xem quan hệ với Mỹ là nền tảng

Cẩm Bình | 29/10/2018, 18:15

Chuyến công du mới đây của Thủ tướng Shinzo Abe cho thấy mối quan hệ giữa hai cường quốc châu Á đã cải thiện nhiều, tuy nhiên Nhật Bản không có khả năng “rời Mỹ hướng Trung”.

Tổng thống Donald Trump thời gian qua không ngừng gia tăng sức ép nhằm buộc Trung Quốc, Nhật Bản tìm cách giảm thặng dư thương mại với Mỹ.

Mỹ - Trung đã tiến hành ba vòng đánh thuế với hàng hóa của nhau. Cuộc chiến thương mại không có triển vọng sớm kết thúc khi họ chưa có ý định ngồi lại thương lượng.

Trong khi đó, Nhật lại nhượng bộ khi chuyển từ cách tiếp cận đa phương sang song phương. Tổng thống Trump cùng Thủ tướng Abe cuối tháng 9 nhất trí khởi động đàm phán thương mại.

Theo một nguồn tin trong giới ngoại giao Bắc Kinh, quan hệ cá nhân gần gũi giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Nhật rất dễ bị chính sách “Nước Mỹ trên hết” của ông Trump phá vỡ.

“Để lợi ích quốc gia không bị Trump làm tổn hại, Nhật nên tăng cường hợp tác về kinh tế lẫn chính trị với Trung Quốc”, nguồn tin nhấn mạnh.

Nhân chuyến thăm Bắc Kinh vào tuần trước, Thủ tướng Abe tuyên bố Trung - Nhật là láng giềng và đối tác chứ không phải mối đe dọa của nhau. Ông muốn chuyển mối quan hệ từ cạnh tranh sang hợp tác, đồng thời nhất trí hai nước sẽ hình thành một hình thức hợp tác kinh tế mới.

Dù thừa nhận Tokyo và Washington có mâu thuẫn trong vấn đề thương mại, nhưng các nguồn tin trong chính phủ Nhật khẳng định liên minh với Mỹ tiếp tục đóng vai trò nền tảng trong an ninh và ngoại giao của quốc gia Đông Á này.

Cũng theo một trong các nguồn tin: “Ông ấy (nguồn tin Bắc Kinh) không hiểu gì cả. Liên minh Mỹ - Nhật là quan trọng nhất. Chúng tôi sẽ không lấy lòng Trung Quốc chỉ vì không ưa Trump”.

“Tất nhiên mối quan hệ Nhật - Trung tốt đẹp giúp củng cố ổn định và thịnh vượng ở Đông Á. Trong những hoàn cảnh thích hợp, hai nước nên xây dựng niềm tin cũng như cải thiện tình hình an ninh song phương”, nguồn tin cho biết.

Mối quan hệ căng thẳng do tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư chỉ bắt đầu có dấu hiệu hàn gắn từ cuối năm 2017. Hai nước nhân kỷniệm 40 năm ký kết hiệp ước hòa bình (1978-2018) đã có nhiều biện pháp bình thường hóa quan hệ.

Giáo sư Stephen Nagy đến từ đại học Quốc tế Christian (Tokyo) nhận định Nhật vẫn xem Trung Quốc là “một quốc gia trỗi dậy có tham vọng thiết lập một trật tự khu vực mới lấy nước này làm trung tâm”, vì vậy những gì Thủ tướng Abe đang nỗ lực thực hiện chỉ nhằm mục đích điều chỉnh cho quan hệ song phương trở lại trạng thái tăng cường trao đổi kinh tế, bỏ qua vấn đề chính trị.

Giáo sư Kazuo Yukawa thuộc đại học Tokyo cũng cho rằng trục trặc trong quan hệ Mỹ - Nhật tạo điều kiện cho quan hệ Trung - Nhật cải thiện, nhưng mối quan hệ này vẫn rất dễ đổ vỡ.

Cẩm Bình (theo Japan Today)
Bài liên quan
Thị trường chủ lực Mỹ có phải là 'điểm sáng' cho con tôm Việt Nam?
Liệu thị trường chủ lực như Mỹ có phải là điểm sáng cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm không khi mặt hàng này dù có cơ hội so với đối thủ cạnh tranh nhưng vẫn còn khó về giá cả, giữ thị phần, các rào cản thương mại, biến động thị trường...

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dù kết thân với Trung Quốc, Nhật vẫn xem quan hệ với Mỹ là nền tảng