Một trong những điểm nổi bật trong Nghị định 47 phải kể đến dữ liệu - yếu tố trọng tâm để phát triển Chính phủ điện tử phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Dữ liệu là yếu tố trọng tâm để phát triển Chính phủ điện tử

13/04/2020, 19:09

Một trong những điểm nổi bật trong Nghị định 47 phải kể đến dữ liệu - yếu tố trọng tâm để phát triển Chính phủ điện tử phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Ảnh: Internet

Nghị định 47/2020/NĐ-CP mới được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành quy định về các hoạt động quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan Nhà nước quy định nguyên tắc chung về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu.

Theo thông tin từ Cục Tin học hóa (Bộ TT-TT), một trong những điểm nổi bật của Nghị định 47 phải kể đến dữ liệu - yếu tố trọng tâm để phát triển Chính phủ điện tử phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Cụ thể, khi dữ liệu đã được cơ quan nhà nước thu thập và quản lý, chia sẻ thì cơ quan nhà nước sẽ không được yêu cầu người dân, doanh nghiệp cung cấp lại. Nội dung này được đề cập trong cả Nguyên tắc chung của Nghị định cũng như Nguyên tắc quản lý dữ liệu.

Ngoài ra, công dân, doanh nghiệp có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước đang quản lý dữ liệu cá nhân của mình chia sẻ cho cơ quan nhà nước khác để hạn chế phải cung cấp lại dữ liệu tạo thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp và đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Để giải quyết vướng mắc và thúc đẩy quá trình chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước, Nghị định đã quy định rõ việc cung cấp, chia sẻ và sử dụng dữ liệu trong cơ quan nhà nước.

Cụ thể, quá trình kết nối và chia sẻ dữ liệu là quá trình chuẩn bị sẵn sàng, đăng ký và cấp quyền khai thác các dịch vụ dữ liệu (chia sẻ dữ liệu mặc định) và được chuẩn hóa phù hợp với đa mục đích khai thác khác nhau. Chỉ khi dịch vụ dữ liệu chưa có sẵn thì các cơ quan mới cần trao đổi và chia sẻ dữ liệu theo yêu cầu đặc thù. Điều này giúp các dịch vụ dữ liệu ngày càng tinh gọn và hiệu quả, thuận lợi cho việc quản lý, vận hành, duy trì và tiết kiệm kinh phí.

Việc đăng ký và đáp ứng chia sẻ dữ liệu cũng như quản lý, đáp ứng các yêu cầu chia sẻ dữ liệu được thực hiện trực tuyến dựa trên các hệ thống quản lý dịch vụ chia sẻ dữ liệu, tạo điều kiện thuận lợi cũng như tăng cường tính minh bạch, có kiểm soát của quá trình chia sẻ dữ liệu. Xử lý vướng mắc cũng có quy định rõ ràng cho các cơ quan khi gặp khó khăn trong quá trình thực hiện.

Trong Nghị định 47 có nêu rõ Cơ quan Nhà nước phải có trách nhiệm chia sẻ dữ liệu với cơ quan, tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật; không cung cấp thông tin qua hình thức văn bản đối với thông tin đã được khai thác qua hình thức kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin.

Không được thu thập, tổ chức thu thập lại dữ liệu hoặc yêu cầu người dân, doanh nghiệp cung cấp thông tin, dữ liệu trong quá trình giải quyết các thủ tục hành chính nếu dữ liệu này đã được cơ quan Nhà nước khác cung cấp, sẵn sàng cung cấp thông qua kết nối, chia sẻ dữ liệu, trừ trường hợp dữ liệu đó không bảo đảm yêu cầu về chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên ngành hoặc pháp luật có quy định khác…

Nghị định 47 chính thức có hiệu lực từ ngày 25.5.2020.

Thu Anh

Bài liên quan
Chatbot SARAH của WHO đưa ra những câu trả lời kỳ lạ, thiếu dữ liệu cập nhật
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang bước vào thế giới trí tuệ nhân tạo (AI) để cung cấp thông tin sức khỏe cơ bản thông qua hình đại diện giống con người. Dù phản ứng đồng cảm với biểu hiện khuôn mặt của người dùng, chatbot SARAH của WHO không phải lúc nào cũng biết mình đang nói gì.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
6 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dữ liệu là yếu tố trọng tâm để phát triển Chính phủ điện tử