Giới chuyên gia cảnh báo du thuyền hội tụ nhiều điều kiện góp phần khiến bất cứ loại dịch bệnh nào bùng phát.

Du thuyền là môi trường lý tưởng lây lan dịch bệnh

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 23/02/2020, 13:08

Giới chuyên gia cảnh báo du thuyền hội tụ nhiều điều kiện góp phần khiến bất cứ loại dịch bệnh nào bùng phát.

Diamond Princess chở 3.700 người là minh chứng tiêu biểu. Trong hơn hai tuần (4 - 20.2) con tàu trở thành ổ dịch Covid-19 lớn nhất bên ngoài Trung Quốc với hơn 630 ca nhiễm.

Theo chuyên gia bệnh truyền nhiễm William Schaffner thuộc đại học Vanderbilt, du thuyền gần như là môi trường lý tưởng cho virus cúm, norovirus, coronavirus lây từ người sang người.

Nguyên nhân một phần xuất phát từ lưu thông không khí. Giáo sư địa lý giao thông Jean-Paul Rodrigue thuộc đại học Hofstra (New York) đánh giá lưu thông không khí trong du thuyền tệ hơn trong máy bay.

Không khí trong máy bay lưu thông bởi cabin gió, một phần lấy từ bên ngoài. Không khí ở tầng cao được vô trùng tự nhiên. Ngoài ra chất lượng bộ lọc không khí máy bay tương đương hệ thống dùng trong phòng phẫu thuật.

Trong hai tuần cách ly, Diamond Princess có đến hơn 630 ca nhiễm Covid-19 - Ảnh: SCMP

Như các chủng coronavirus khác, Covid-19 chủ yếu lây qua dịch cơ thể người khi ho, hắt hơi, nói chuyện bắn ra không khí. Vẫn có nguy cơ lây qua con đường khác (tiếp xúc, qua phân) nhưng không rõ ràng.

Để tránh nguy cơ lây qua dịch cơ thể, giới chức y tế nhiều nơi khuyến cáo mọi người nên giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét. Trung tâm Kiểm soát - Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (USCDC) xác định hành khách ngồi trong hai hàng ghế máy bay tính từ chỗ của bệnh nhân mắc Covid-19 có rủi ro nhiễm cao.

Ở trong du thuyền, khoảng cách giữa hành khách với thủy thủ đoàn khá gần. Không những vậy thành viên thủy thủ đoàn còn luôn ở chung một khu và liên tục tiếp xúc.

“Tiếp xúc trực tiếp diễn ra ở không gian kín, họ thường xuyên gặp mặt tại những hành lang hẹp. Đây là môi trường mà chắc chắn việc lây truyền virus sẽ diễn ra”, chuyên gia Schaffner phân tích. Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và chính sách bệnh truyền nhiễm (Đại học Minnesota) Michael Osterholm cũng nhận định tương tự.

Nhưng một trường hợp khác lại cho thấy điều tương phản: Chiếc MS Westerdam bị 5 quốc gia từ chối cho đến khi cập cảng Campuchia. Đến nay chưa ghi nhận thêm hành khách nào mắc Covid-19 dù một nữ công dân Mỹ xét nghiệm dương tính lúc sang Malaysia.

Câu chuyện của hai du thuyền cho thấy chính quyền các nước khó khăn như thế nào khi lựa chọn phương án ngăn dịch bệnh lây lan. Nhật Bản quyết định cách ly Diamond Princess đủ 14 ngày nhưng cuối cùng lại biến tàu thành ổ dịch lớn, Campuchia thì lại cho sơ tán MS Westerdam.

Hành khách MS Westerdam rời khỏi tàu - Ảnh: SCMP

Chuyên gia bệnh truyền nhiễm người Nhật Kentaro Iwata chỉ trích chính quyền nước này kiểm soát Covid-19 không đúng, hai khu dành cho người nhiễm và người không nhiễm trên Diamond Princess chẳng hề có gì khác biệt. Chuyên gia Schaffner nhận định giới chức Tokyo đánh giá thấp khả năng lây lan của virus.

Chuyên gia Stanley Deresinski thuộc đại học Stanford cho biết: “Khi còn nhiều thứ chưa rõ về khả năng lây lan, phương án tối ưu là đưa toàn bộ người trên du thuyền đi cách ly ở nơi lưu thông không khí tốt hơn”.

Cẩm Bình (theo SCMP)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
1 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Du thuyền là môi trường lý tưởng lây lan dịch bệnh