Vừa rồi, cơ quan chức năng của TP.Hà Nội tổ chức hội thảo, công bố đã phát ra 16.000 phiếu khảo sát người dân thủ đô; thu về được 15.400 phiếu. Kết quả: có trên 90% số người ghi phiếu đồng tình với chủ trương cấm lưu hành phương tiện xe máy (bao gồm xe mô tô và xe gắn máy 2 bánh) vào năm 2030, trong nội thành Hà Nội. Đừng ngộ nhận: “Trên 90% người dân Hà Nội đồng tình với chủ trương cấm xe máy”.

Đừng quan tâm bao nhiêu phần trăm dân Hà Nội đồng ý cấm xe máy mà hãy tập trung làm tốt 5 điều này

04/07/2017, 05:28

Vừa rồi, cơ quan chức năng của TP.Hà Nội tổ chức hội thảo, công bố đã phát ra 16.000 phiếu khảo sát người dân thủ đô; thu về được 15.400 phiếu. Kết quả: có trên 90% số người ghi phiếu đồng tình với chủ trương cấm lưu hành phương tiện xe máy (bao gồm xe mô tô và xe gắn máy 2 bánh) vào năm 2030, trong nội thành Hà Nội. Đừng ngộ nhận: “Trên 90% người dân Hà Nội đồng tình với chủ trương cấm xe máy”.

Máy bay trực thăng của Vua Bảo Đại ngày xưa, vẫn còn lưu giữ đến nay ở TP.Đà Lạt – Ảnh: Nguyễn Thành Lập

Tuy nhiên, tôi cho rằng việc cơ quan chức năng đã tiêu tốn thời gian, giấy mực để in ấn, phát ra 16.000 phiếu khảo sát nêu trên là không cần thiết, nếu chưa muốn nói là vô bổ. Bởi vì 13 năm nữa (đến năm 2030,) theo quy luật phát triển kinh tế xã hội tất yếu, rất nhiều gia đình ở Hà Nội sẽ sắm xe ô tô con 4 bánh.

Thậm chí, không loại trừ gia đình nào đại phú có trang trại, sân bãi ngoại ô rộng rãi, sẽ mua cả máy bay trực thăng - sánh ngang với phương tiện giao thông tân tiến của Vua Bảo Đại ngày xưa ở Đà Lạt.

Thế nhưng trong nhà họ vẫn có thể có xe mô tô, xe gắn máy 2 bánh và cả xe đạp.

Tùy theo từng mục đích chuyến đi, thời gian, lộ trình thích hợp mà họ có thể lựa chọn sử dụng phương tiện giao thông công cộng hay xe ô tô con 4 bánh, hoặc xe mô tô 2 bánh… Thí dụ như gia đình tôi hiện nay, khi đi siêu thị mua hàng, có thể sử dụng xe ô tô mini van - nhỏ gọn, chở được 335kg hàng. Tuy nhiên khi đi chợ hàng ngày vẫn có thể sử dụng xe gắn máy 2 bánh…

13 năm nữa (2030) ra đường, theo quy luật phát triển kinh tế - xã hội nêu trên, chắc chắn mật độ xe máy sẽ tự giảm thiểu đáng kể trong thành phần phương tiện giao thông nội thành Hà Nội.

Cho nên, đến lúc bấy giờ, cơ quan chức năng khỏi cần cấm chúng lưu hành làm gì. Và cũng đừng “thần thánh hóa” một loại phương tiện giao thông nào, kể cả phương tiện công cộng hay phương tiện cá nhân. Lại càng không cần dạy khôn, hoặc áp đặt người dân đi đường phải sử dụng loại phương tiện giao thông này, hay phải sử dụng loại phương tiện giao thông kia.

Đặc biệt chủ trương, biện pháp cấm xe máy “toàn tập” để hòng hạn chế tắc đường nội thành Hà Nội không bao giờ là thượng sách. Hy vọng sẽ không lặp lại chuyện hạ sách, cực đoan này nữa.

Để hạn chế tắc đường nội thành Hà Nội, ngay từ bây giờ cho đến năm 2030, cơ quan chức năng hãy tập trung vào 5 công việc chính của mình như sau:

Thứ nhất, quy hoạch kiến trúc xây dựng thật chuẩn mực, bảo đảm mật độ xây dựng, mật độ dân cư, hệ số sử dụng đất, chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ, khoảng cách 1,5 - 2H giữa 2 dãy nhà phố song song (H là chiều cao mỗi dãy nhà).

Thứ 2, triển khai thực hiện các dự án đường tầng với những nút giao thông không gian khác mức hoàn chỉnh ở những nơi phù hợp, đi đôi với việc phát triển phương tiện giao thông công cộng (tàu điện trên cao và tàu điện ngầm…). Đồng thời tổ chức giao thông khoa học, hợp lý.

Thứ 3, cảnh sát giao thông thủ đô cần tích cực, mẫn cán và tinh thông nghiệp vụ. Nhất là lực lượng tuần tra kiểm soát không “dậm chân tại chỗ”. Lực lượng chỉ huy, hướng dẫn, giám sát, tại các nút giao thông (giao lộ) lớn, đồng mức, không “anh hùng núp”. Không có chuyện cảnh sát giao thông bị hất lên nắp capô xe ô tô.

Thứ 4, di dời khỏi khu vực nội thành: Các trường đại học, cao đẳng tọa lạc tại nội thành từ năm 1975 trở lại đây và kể cả các cơ quan, doanh nghiệp mới có quyết định thành lập từ năm 2009, sau khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, cũng như rất nhiều các công ty cổ phần đào tạo nhân lực quốc tế, các trung tâm đào tạo du học quốc tế và các trung tâm đào tạo ngoại ngữ quốc tế…

Thứ 5, các trường học phổ thông, kể cả trường công lập và trường tư thục (chỉ trừ trường chuyên) sẽ không tuyển học sinh trái tuyến. Tránh tình trạng học sinh phổ thông phải đến trường bằng ô tô đưa đón “chéo cánh” từ quận nọ sang quận kia, từ đầu thành phố đến cuối thành phố. Nếu ngành Giáo dục và đào tạo thực hiện được như thế, cũng sẽ góp phần hạn chế ách tắc giao thông thủ đô.

Nguyễn Thành Lập

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
5 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đừng quan tâm bao nhiêu phần trăm dân Hà Nội đồng ý cấm xe máy mà hãy tập trung làm tốt 5 điều này