Hãy khám phá những lợi ích đặc biệt từ những phần tưởng như vô dụng có trong các loại trái cây rau, và rau, củ, tưởng như vô dụng.

Dưỡng chất tuyệt vời có trong ‘phần thừa’ của rau củ quả

12/09/2019, 06:46

Hãy khám phá những lợi ích đặc biệt từ những phần tưởng như vô dụng có trong các loại trái cây rau, và rau, củ, tưởng như vô dụng.

Trong vỏ táo có chứa nhiều dưỡng chất - Ảnh minh họa

Vỏ táo

So với phần nạc, vỏ táo chứa nhiều dinh dưỡng, chất xơ hòa tan và không hòa tan, và vitamin C. Dưỡng chất của vỏ táo thanh tẩy hệ tiêu hóa, loại bỏ độc tố và chất thải ra khỏi cơ thể. Quercetin của vỏ táo còn kháng viêm.

Vỏ và lỏi cam

Phần lớn chất dinh dưỡng đều ở phần vỏ và lỏi trái cam. Lỏi cam chứa chất hesperidin, giúp hạ cholesterol, giảm áp lực máu và kháng viêm rất công hiệu. Chất pectin nằm ở vỏ và lỏi cam, gọi là chất xơ trái cây, giúp làm no và kiềm hãm cơn đói.

Ảnh: minh họa

Vỏ nho đỏ

Dưỡng chất thực vật resveratrol trong vỏ nho rất tốt cho sức khỏe tim và não, làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư, trong các nghiên cứu trên động vật.

Vỏ cà tím

Trong vỏ có nhiều chất kháng ô xy hóa nasunin. Nghiên cứu trên động vật cho thấy, nasunin duy trì sức khỏe của các mô não. Đây là chất kháng ô xy hóa mạnh, giúp chống lại sự tổn hại của các tế bào do lão hóa và bệnh tật.

Vỏ dưa hấu

Chất citrulline, nằm ở phần thịt màu trắng của vỏ dưa chống lại các gốc tự do, ngăn ngừa bệnh ung thư và cải thiện tuần hoàn máu. Một số nghiên cứu còn phát hiện, citrulline cũng là thuốc Viagra tự nhiên. Khi ăn dưa hấu, hãy ăn cả phần vỏ dưa màu trắng. Sinh tố gồm vỏ dưa hấu, nước chanh và bạc hà là thức uống giải khát tốt cho sức khỏe.

Ảnh minh họa

Vỏ dưa chuột

So với phần thịt, vỏ dưa hấu có nhiều chất dinh dưỡng hơn. Vitamin K của vỏ làm khỏe xương, ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông. Phần vỏ xanh đậm của dưa chứa nhiều chất kháng ô xy hóa, giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, ngừa táo bón và ổn định đường huyết. Có thể làm sinh tố vỏ dưa, món rau trộn hay nấu xúp.

Vỏ cà rốt

Trong vỏ cà rốt có hợp chất polyacetylen. Nghiên cứu sơ bộ cho thấy polyacetylen có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư trong ống nghiệm, kháng nấm, kháng khuẩn và kháng viêm rất công hiệu. Hợp chất quí giá này tập trung nhiều ở bên dưới vỏ cà rốt, vì thế, hãy ăn cả vỏ hay chỉ gọt bỏ một lớp vỏ mỏng của cà rốt.

Lá và cuống bông cải

Sau khi ăn bông cải, hãy đừng vất bỏ phần lá và cuống, vì trong cuống chứa nhiều chất xơ tốt cho cơ thể. Lá bông cải có chứa bêta caroten, vitamin A, C, K, chất kháng ô xy hóa và folate, hỗ trợ sản xuất các tế bào máu đỏ. Có thể làm món trộn với lá và cuống bông cải, món xào hay sinh tố.

Ảnh minh họa

Lá cần tây

Trong lá cần tây có nhiều vitamin C, ka li và can xi, rất tốt cho hệ miễn dịch, giúp da và thận khỏe mạnh, kiểm soát tốt áp lực máu. Hơn thế, lá cần tây thích hợp để nấu xúp, chế biến sinh tố tốt cho sức khỏe.

Lá củ cải đường

Dưỡng chất thực vật của lá củ cải đường bảo vệ thị lực, ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Trong lá củ cải chứa nhiều vitamin, chất khoáng, chất xơ và prôtêin. Bạn có thể dùng lá cải để nấu xúp, làm rau trộn và sinh tố.

Cuống và rễ ngò rí

Phần cuống và rễ ngò rí có hương thơm dễ chịu, chứa nhiều chất dinh dưỡng, giúp bình ổn huyết áp và ngăn chặn sự sản xuất các gốc tự do. Hãy dùng cuống và rễ ngò để nấu xúp hoặc làm rau trộn.

Cuống cải xoăn

Chất xơ không hòa tan trong cuống cải hoạt động như miếng bọt biển, giúp làm sạch thành hệ tiêu hóa. Khi ăn cả phần cuống và lá cải, sẽ cung cấp cho cơ thể nhiều dưỡng chất thực vật đa dạng. Có thể dùng cuống cải để nấu xúp, ép lấy nước uống hay làm rau trộn.

Tú Uyên

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Làm việc với Công an Phú Thọ, Thủ tướng nhấn mạnh cần chuyển đổi số từ cơ sở
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Công an tỉnh Phú Thọ cần quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn nữa trong triển khai Đề án 06, theo hướng tổng thể, toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dưỡng chất tuyệt vời có trong ‘phần thừa’ của rau củ quả