Theo Scientific Reports, các nhà khoa học ở Đại học Aarhus (Đan Mạch) đã chứng minh rằng đường hoạt động như một loại thuốc phiện đối với não, làm thay đổi hóa học não và gây nghiện.

Đường khiến não thay đổi như một chất gây nghiện

17/01/2020, 11:38

Theo Scientific Reports, các nhà khoa học ở Đại học Aarhus (Đan Mạch) đã chứng minh rằng đường hoạt động như một loại thuốc phiện đối với não, làm thay đổi hóa học não và gây nghiện.

Giống như loại thuốc gây nghiện, đường ảnh hưởng đến hệ thống khen thưởng của não - Ảnh: Depositphotos

Nhiều người phàn nàn về một sự thèm ăn không thể cưỡng lại đối với đồ ngọt. Vì thói quen này, béo phì và tiểu đường thường phát triển. Đường thường được gọi là một loại “thuốc phiện ngọt”, nhưng cho đến gần đây vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào về việc đường gây nghiện.

Các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm, theo đó, trong vòng 12 ngày, 7 con lợn đã nhận được 2 lít nước ngọt mỗi ngày. Đồng thời, não lợn được quét và các nhà khoa học đã tìm thấy những thay đổi nghiêm trọng trong hệ thống dopamine và opioid của não.

Trên thực tế, hệ thống opioid, liên quan đến cảm nhận hạnh phúc và niềm vui, đã được kích hoạt ngay từ ngày đầu tiên dùng nước ngọt.

Hóa ra, sau 12 ngày, đường ảnh hưởng đến hệ thống khen thưởng của não giống như thuốc phiện. Đường kích thích sự giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh (dopamine và opioids).

Nhà nghiên cứu Michael Winterdahl kết luận rằng, không có nghi ngờ gì về việc đường, với tác dụng sinh lý của nó, có hại cho sức khỏe. Nói cách khác, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng đường ảnh hưởng đến hệ thống khen thưởng của não giống như thuốc gây nghiện, giải phóng chất dẫn truyền thần kinh - dopamine và opioids.

Được biết, hệ thống phần thưởng, liên quan đến cảm giác vui sướng và hạnh phúc, có thể được kích hoạt theo những cách khác, chẳng hạn như tình dục, giao tiếp hoặc học một cái gì đó mới, nhưng kích thích nhân tạo đôi khi tác động nhanh hơn và mạnh hơn.

Nếu đường có thể thay đổi hệ thống khen thưởng của não chỉ trong 12 ngày, như chúng ta đã thấy ở lợn thì rõ ràng rằng các kích thích tự nhiên, như học tập hoặc tương tác xã hội, bị giảm xuống hàng thứ yếu và được thay thế bằng đường hoặc các chất kích thích dopamine nhân tạo khác - nhà nghiên cứu Michael Winterdahl giải thích.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 2: Những giọt nước nghĩa tình
một giờ trước Bảo vệ môi trường
Bước vào cao điểm mùa khô, vùng ĐBSCL hiện có hơn 50.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt. Nguồn nước khan hiếm khiến cho bà con gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, sinh hoạt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đường khiến não thay đổi như một chất gây nghiện