Theo các công bố mới nhất của các nhà thiên văn học, mặt trời của chúng ta có một người "anh em song sinh" tên là Nemesis và ngôi sao này được cho là chịu trách nhiệm cho việc tuyệt chủng của loài khủng long trên trái đất.

'Em song sinh' của Mặt trời đã tiêu diệt loài khủng long

16/06/2017, 21:12

Theo các công bố mới nhất của các nhà thiên văn học, mặt trời của chúng ta có một người "anh em song sinh" tên là Nemesis và ngôi sao này được cho là chịu trách nhiệm cho việc tuyệt chủng của loài khủng long trên trái đất.

Mặt trời của chúng ta có thể có một sao song sinh

Theo một nghiên cứu mới được công bố bởi các nhà nghiên cứu thiên văn tại Đại học UC Berkeley và Đài quan sát thiên văn Smithsonian (Mỹ) thì Mặt trời của chúng ta và các ngôi sao luôn hình thành có đôi có cặp.

Mặt trời song sinh

Nhiều năm qua, các nhà thiên văn học đã băn khoăn với câu hỏi vì sao có nhiều ngôi sao mà chúng ta tìm thấy có một ngôi sao đồng hành. Một số nhà khoa học cho rằng đơn giản là các ngôi sao luôn sinh ra theo cặp. Một số lại cho rằng sau khi hình thành các ngôi sao đã "thu hút" ngôi sao khác tạo thành cặp đôi với mình.

Các nhà thiên văn học cũng thích thú với hiện tượng những hệ sao đôi có khi lại chia tách trở thành một hệ sao đơn.

Dù việc lý giải lý do vì sao các ngôi sao có xu hướng "có đôi có cặp" có liên quan trực tiếp tới hệ mặt trời của chúng ta, nhưng nghiên cứu này cũng mang lại cái nhìn sâu sắc hơn về sự hình thành của thiên hà và vũ trụ.

Các nhà khoa học đã sử dụng mô hình máy tính để mô phỏng việc dưới tác động của trọng lực thì các đám mây khi sẽ cô đặc thành sao. Trong một mô phỏng như vậy của Pavel Kroupa của Đại học Bonn đã đi đến kết luận rằng tất cả các ngôi sao đều được hình thành với một "anh em song sinh".

Chưa có bằng chứng cho lý thuyết này cho đến khi nghiên cứu về cụm thiên hà Perseus của Đại học UC Berkeley và Đài quan sát thiên văn Smithsonian được đăng tải cho thấy đúng là như vậy.

"Em song sinh" của mặt trời đã tiêu diệt loài khủng long

Loài khủng long bị tuyệt diệt có thể là do "em song sinh" của mặt trời gây ra

Theo các nhà khoa học, "em song sinh" của mặt trời được đặt tên là Nemesis - tên một Nữ thần của sự báo thù và thù hận trong thần thoại Hy Lạp.

"Em song sinh" của Mặt trời có tên này vì được cho là lý do chính khiến các tiểu hành tinh quét sạch khủng long khỏi bề mặt trái đất.

Bất chấp những nỗ lực tìm kiếm lâu nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm thấy bằng chứng về sự tồn tại của Nemesis. Nhưng nghiên cứu về cụm thiên hà Perseus khiến các nhà khoa học tin rằng Nemesis đã từng tồn tại.

"Chúng tôi chắc chắn rằng có một Nemesis từng tồn tại trước đây trong một thời gian dài", ông Steven Stahler, đồng tác giả của nghiên cứu của Đại học UC Berkeley và Đài quan sát thiên văn Smithsonian cho biết.

Theo các nhà khoa học, Nemesis có thể đã "rời bỏ" mặt trời của chúng ta và tiến sâu hơn vào thiên hà Milky Way và chưa có dấu hiệu quay trở lại.

Theo nghiên cứu của Đại học UC Berkeley và Đài quan sát thiên văn Smithsonian thì tất cả các ngôi sao đều sinh ra với một song sinh. Tuy nhiên, đôi khi cặp song sinh này không ở gần nhau mà cách xa tạo thành một hệ "nhị phân rộng".

Một hệ sao "nhị phân rộng" là thuật ngữ ám chỉ hai ngôi sao song sinh nhưng ở cách nhau hơn 500 đơn vị thiên văn (AU). Một đơn vị thiên văn chỉ khoảng cách trung bình giữa Mặt Trời và Trái đất (150 triệu km).

Điều này có nghĩa là nếu Nemesis vẫn đang tồn tại, ít nhất ngôi sao này sẽ cách mặt trời của chúng ta bằng 17 lần khoảng cách từ Sao Hải Vương tới mặt trời.

Thiên Hà

Bài liên quan
Hệ thống điện mặt trời ban công tại Đức
Trang Interesting Engineering giới thiệu hệ thống điện mặt trời đặt ngoài ban công đang ngày càng trở nên phổ biến với người Đức sống trong căn hộ nhỏ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Em song sinh' của Mặt trời đã tiêu diệt loài khủng long