Nghị viện châu Âu và Ủy ban châu Âu đã đạt thỏa thuận cấm bán xe gắn động cơ đốt trong trong khối EU kể từ năm 2035.

EU cấm bán xe mới chạy bằng xăng và dầu diesel từ năm 2035

Bảo Vĩnh | 28/10/2022, 17:25

Nghị viện châu Âu và Ủy ban châu Âu đã đạt thỏa thuận cấm bán xe gắn động cơ đốt trong trong khối EU kể từ năm 2035.

Quy định cấm này là một phần trong gói đối phó biến đổi khí hậu mang tên “Thích ứng 55” của Liên minh châu Âu (EU) nhằm kéo giảm lượng thải phát khí CO2 gây biến đổi khí hậu xuống còn 55% kể từ năm 2030 và đạt phát thải ròng về 0 từ năm 2050.

Xe ô tô chạy xăng hoặc dầu diesel hiện chiếm 12% trong tổng lượng thải phát khí CO2 của khối EU, trong khi tất cả các loại phương tiện vận chuyển chiếm 25%.

27 nước thành viên của EU sẽ có nhiệm vụ chuyển quy định cấm nói trên thành luật.

Không có kế hoạch cấm lái các loại xe trang bị động cơ đốt trong, thay vào đó là hy vọng những ai đang sử dụng các loại xe này sẽ dần chuyển đổi qua xe điện (EV).

car.jpg
Bảng báo "Ô nhiễm, tốc độ cho phép 70 km/giờ đối với  ô tô" ở Bordeaux, Pháp - Ảnh: Reuters

Ủy ban châu Âu (EC) cũng vừa đề xuất siết chặt các quy định hạn chế gây ô nhiễm, nhằm bảo đảm các chất gây ô nhiễm sẽ bị loại trừ từ năm 2050 để có thể cứu sống hàng trăm ngàn mạng người.

Các đề xuất của EC tập trung vào sự ô nhiễm không khí, rác thải và nước sinh hoạt. Các đề xuất này sẽ được tranh luận, xem xét, sửa đổi và cần có sự thông qua của Nghị viện châu Âu và của 27 nước thành viên EU trước khi trở thành quy định bắt buộc. Việc phê chuẩn có lẽ mất nhiều tháng, và cũng có thể có hiệu lực từ năm 2024, theo báo Đức Deutsche Welle.

Ô nhiễm không khí là mối đe dọa lớn nhất đối với 450 triệu công dân EU. Mối quan tâm đặc biệt là bụi mịn xuất phát từ ngành công nghiệp, vận tải và sản xuất năng lượng, và chúng có liên quan đến các vấn đề về tim mạch, hen suyễn và ung thư phổi. Tiếp xúc với Ozone và Nitơ dioxide cũng khiến hàng ngàn ca tử vong mỗi năm.

Bụi mịn là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và nó đang giết chết hơn 350.000 người mỗi năm, theo số liệu từ Cơ quan Môi trường châu Âu.

Để giải quyết vấn đề, cơ quan hành pháp EU muốn nồng độ hợp pháp tối đa của bụi mịn được giới hạn ở mức 10 microgam trên mét khối vào cuối thập niên này - con số giảm đáng kể so với mức hiện tại là 25 µg/m³.

Chỉ riêng về ô nhiễm không khí, EC ước tính có thể tiết kiệm được 121 tỉ euro vào năm 2030 nếu các đề xuất được thông qua.

Ủy viên Môi trường Virginijus Sinkevicius cho biết: “Chi phí cho việc không hành động lớn hơn nhiều so với chi phí phòng ngừa. Việc cung cấp các biện pháp chống ô nhiễm không trở nên dễ dàng hơn trong điều kiện địa chính trị hiện nay nhưng chúng tôi không để bị xao nhãng”.

Chiến dịch quân sự Nga ở Ukraine đang ảnh hưởng đến tất cả các kế hoạch của EU và việc bảo vệ môi trường cũng không ngoại lệ, do việc Moscow siết chặt năng lượng đối với các quốc gia EU đã buộc nhiều nước phải hồi sinh các chính sách sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Cho đến nay, việc thực thi hiệu quả các quy định về ô nhiễm vẫn còn nhiều khó khăn, nên các đề xuất sẽ trao quyền cho các công dân yếu thế nhờ đến pháp lý để đòi quyền bồi thường và hành động tập thể để yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Một phần của mục tiêu rộng lớn hơn là loại bỏ ô nhiễm nguy hiểm trong môi trường kể từ năm 2050. Các đề xuất của EC cũng sẽ liệt kê 25 chất gây ô nhiễm nước mới có hại, gồm PFA (được gọi là “hóa chất mãi mãi”) và giúp người dân dễ dàng tìm kiếm bồi thường hơn từ những cá nhân hay đơn vị gây ô nhiễm.

Dù các đề xuất của EC được cho là nghiêm ngặt nhưng hầu hết các quốc gia thành viên EU đã không đáp ứng được tất cả các tiêu chuẩn đã ban hành từ năm 2008.

Ô nhiễm không khí đã được cải thiện ở hầu hết các nước trong khối EU trong 30 năm qua, với tỷ lệ tử vong sớm liên quan giảm 33% kể từ năm 2005.

Nhưng theo Cơ quan Môi trường Châu Âu, 96% dân số thành thị của châu Âu vào năm 2020 đã tiếp xúc với các cấp độ bụi mịn vốn được WHO đánh giá là "không an toàn".

Trong những năm gần đây, công dân và các tổ chức ở một số quốc gia - gần đây nhất là Bỉ - đã kiện chính quyền vì không giải quyết được vấn đề.

EC cũng đã đưa nhiều quốc gia thành viên như Đức, Pháp, Ý và Ba Lan ra Tòa án Công lý châu Âu (tòa án cấp cao của EU) vì cách quản lý đã gây ô nhiễm không khí.

Theo Deutsche Welle
Copy Link
Bài liên quan
Châu Á khó đảm bảo mục tiêu chống biến đổi khí hậu do chiến tranh Nga - Ukraine
Chiến dịch quân sự Nga ở Ukraine buộc đa số quốc gia châu Á phải chú ý an ninh năng lượng và điều này khiến các nước khó đạt mục tiêu chống biến đổi khí hậu.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
19 giây trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
EU cấm bán xe mới chạy bằng xăng và dầu diesel từ năm 2035