Theo tính toán cân bằng cung - cầu điện toàn quốc giai đoạn 2017 - 2020, sản lượng điện thiếu hụt hàng năm của miền Nam khoảng 10 - 15% tổng nhu cầu (tương đương với khoảng 2.000 MW).

EVN đề xuất 2 phương án giúp miền Nam thoát cảnh thiếu điện

tuyetnhung | 20/11/2016, 06:07

Theo tính toán cân bằng cung - cầu điện toàn quốc giai đoạn 2017 - 2020, sản lượng điện thiếu hụt hàng năm của miền Nam khoảng 10 - 15% tổng nhu cầu (tương đương với khoảng 2.000 MW).

Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, năm 2016, dự báo tốc độ tăng trưởng sản lượng điện vẫn ở mức trên 10%/năm, gần gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng GDP cả nước.

Đặc biệt, theo tính toán của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, từ nay đến năm 2025 xu hướng phát triển phụ tải điện ở phía Nam sẽ rất “nóng”. Tuy nhiên, ở khu vực này chỉ có cụm Phú Mỹ, Nhơn Trạch, Cà Mau (công suất khoảng 10.000 MW) và mới đưa được Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 1, Duyên Hải 3, Vĩnh Tân 2 vận hành. Thời gian qua, việc đảm bảo bù đắp nguồn điện này được thực hiện bằng cách truyền tải điện công suất cao qua các đường dây 500 kV từ miền Bắc và miền Trung vào miền Nam.

Tính toán cân bằng cung - cầu điện toàn quốc giai đoạn 2017 - 2020 cho thấy, miền Nam sẽ không thể tự cân đối cung - cầu nội miền, sản lượng điện thiếu hụt hàng năm khoảng 10 - 15% tổng nhu cầu (tương đương với khoảng 2.000 MW).

Do đó, miền Nam luôn phải nhận điện qua hệ thống truyền tải điện từ miền Bắc, miền Trung vào miền Nam với nhu cầu khoảng 15 tỉ kWh năm 2017 và sẽ tăng tới 21 tỉ kWh vào năm 2019. Tuy nhiên, hiện tại năng lực truyền tải điện vào miền Nam cao nhất cũng chỉ đạt được 18,5 tỉ kWh/năm.

Đến giai đoạn 2025 - 2030, các tỉnh phía Nam cần bổ sung khoảng 30.000 MW nguồn điện tại chỗ mới đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế. Trong khi đó, nguồn thủy điện trong nước đã khai thác hết.

Như vậy, để đảm bảo điện cho khu vực này, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết có 2 con đường: Thứ nhất là chấp nhận phát triển nhiệt điện than và thứ 2 là nhập khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) để chạy bằng tuabin khí. Tuy nhiên, việc nhập khí LNG để phát triển điện thường dành cho các nước phát triển vì giá thành sản xuất điện cao... Nếu cân đối giá điện, công nghệ đầu tư xây dựng, sự ổn định trong vận hành và cả chế độ chạy nền, chạy lưng, chạy đáy thì nhiệt điện than đều đáp ứng được.

Trước bối cảnh thực hiện điều chỉnh Quy hoạch điện VII, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công Thương thống nhất sử dụng kết quả dự báo nhu cầu điện theo phương án cơ sở (tăng trưởng GDP bình quân 7% cho cả giai đoạn 2016-2030) để xác định chương trình phát triển nguồn và lưới điện.

Về phát triển nguồn nhiệt điện than, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung phát triển 4 trung tâm nhiệt điện than tại miền Nam, gồm: Vĩnh Tân, Duyên Hải, Sông Hậu, Long Phú; các dự án nhiệt điện than khác chỉ xem xét phát triển tại các Trung tâm Điện lực được quy hoạch khi đáp ứng các điều kiện thuận lợi cho vận chuyển cung cấp than và đấu nối nhà máy vào hệ thống điện quốc gia, gần trung tâm phụ tải điện.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
32 phút trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
EVN đề xuất 2 phương án giúp miền Nam thoát cảnh thiếu điện