EVN khẩn trương trình Chính phủ về xây dựng cơ chế giá điện nhập khẩu từ Lào và hoàn thành trong quý 1/2024.
Kinh tế - đầu tư - dự án

EVN khẩn trương xây dựng cơ chế giá điện mua từ Lào

Tuyết Nhung 19:14 09/12/2023

EVN khẩn trương trình Chính phủ về xây dựng cơ chế giá điện nhập khẩu từ Lào và hoàn thành trong quý 1/2024.

Đó là yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tại Hội nghị thúc đẩy hợp tác mua bán than giữa Việt Nam và Lào ngày 9.12.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, theo thỏa thuận cấp cao giữa hai nước Việt Nam - Lào, Bộ Công Thương và Bộ Năng lượng - mỏ Lào đã ký bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực than. Đây là một sự kiện quan trọng, đánh dấu cột mốc mới trong quan hệ hợp tác năng lượng giữa hai nước. Việc nhập khẩu điện, than từ Lào không chỉ giúp phát triển kinh tế của hai nước, mà còn thực hiện mục tiêu kép về an ninh quốc phòng và cung ứng năng lượng cho nền kinh tế.

4f274173-dddd-4d5f-b6b8-61dd95e14489.jpeg
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu

Đối với lĩnh vực cung ứng điện, Bộ trưởng Diên đề nghị Cục Điều tiết điện lực cùng EVN xây dựng kế hoạch cung ứng điện hằng quý, riêng EVN sẽ báo cáo kế hoạch hằng tháng và điều chỉnh vào tuần thứ 4 của mỗi tháng để báo cáo lãnh đạo bộ. Đặc biệt, với những tháng cao điểm 5, 6, 7 mỗi năm, Cục Điều tiết điện lực chủ trì cùng EVN xây dựng kế hoạch và trình lãnh đạo bộ trong tháng 12.2023, rà soát, điều chỉnh trong tháng 3.2024. Cục Điều tiết điện lực cũng cần khẩn trương hoàn thiện thông tư hướng dẫn EVN xây dựng khung giá các loại hình điện năng và hoàn thành trong tháng 1.2024.

Đồng thời, EVN phối hợp cùng Cục Điện lực và năng lượng tái tạo khẩn trương trình Chính phủ về xây dựng cơ chế giá điện nhập khẩu từ Lào và hoàn thành trong quý 1/2024, xây dựng cơ chế đặc thù nhằm gỡ khó cho các nhà máy điện khí trong năm 2024.

Bộ trưởng Diên cũng yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Công nghiệp Than, khoáng sản Việt Nam (TKV) và các chủ đầu tư nhà máy, dựa án nguồn và lưới điện tập trung bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa các tổ máy, công trình, đường dây đảm bảo sẵn sàng hoạt động tối đa công suất thiết kế, tuyệt đối không để gián đoạn nguồn cung; đẩy nhanh tiến độ thi công, triển khai các dự án đã đang và sẽ thực hiện trong năm 2023 và 2024, nhất là các dự án trọng điểm. EVN và Tổng công ty Truyền tải điện tập trung cao độ triển khai dự án đường dây 500kV mạch 3 theo đúng tiến độ đã đề ra.

Đồng thời, EVN căn cứ nhu cầu, khả năng nhập khẩu điện từ Lào khẩn trương nghiên cứu, đề xuất trong tháng 12.2023 về việc triển khai đường dây truyền tải mới từ Lào về Việt Nam để kêu gọi đầu tư nhằm nâng công suất nhập khẩu điện từ Lào.

Đối với cung ứng than, khí cho điện, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu, căn cứ biểu đồ cung cấp than năm 2024, Vụ Dầu khí và than chủ trì cùng EVN, TKV, PVN, Tổng công ty Đông Bắc và các đơn vị liên quan rà soát, điều chỉnh kế hoạch cung ứng than theo từng quý và báo cáo vào tháng cuối của quý, các doanh nghiệp cần xây dựng biểu đồ cung cấp than, dự trữ than hằng tháng gửi về các đơn vị chuyên môn của bộ để xem xét, báo cáo lãnh đạo bộ. Các nhà máy điện than cần nhập và dự trữ than, khí để phục vụ cho phát điện trong mọi tình huống theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương.

Bộ trưởng yêu cầu TKV, Tổng công ty Đông Bắc cần tập trung tháo gỡ khó khăn về thủ tục hành chính, pháp lý; cơ cấu lại tài chính doanh nghiệp; đổi mới công nghệ để tăng tối đa năng lực khai thác, sản xuất, chế biến than trong nước phục vụ cho phát điện. Đồng thời, cần khẩn trương đàm phán để ký hợp đồng nhập khẩu than, cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện, đảm bảo thực hiện nghiêm các hợp đồng đã ký; chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan đề xuất cơ chế đặc thù cho nhập khẩu than, nhất là nhập khẩu than từ Lào theo Hiệp định liên chính phủ để báo cáo Thủ tướng Chính phủ hoặc các cấp có thẩm quyền.

Ngoài ra, để thực hiện chủ trương nhập khẩu than từ Lào theo thỏa thuận cấp cao, Bộ trưởng Diên giao TKV và Tổng công ty Đông Bắc đề xuất cơ chế nhập (giá mua và bán) than từ Lào về Việt Nam; các giải pháp nâng cao năng lực tiếp nhận than về Việt Nam; ký hợp đồng nguyên tắc với đối tác Lào cụ thể về sản lượng và sẽ thực hiện ngay sau khi hiệp định được thông qua.

Về phía Lào, Bộ trưởng đề nghị Bộ Năng lượng và mỏ Lào, đại diện Đại sứ quán Lào tại Việt Nam và các doanh nghiệp cung ứng than của Lào cần sớm báo cáo, đề xuất với Chính phủ Lào giảm thuế xuất khẩu than và các loại phí liên quan để giảm giá thành khi xuất sang Việt Nam; đầu tư, nâng cấp hoặc hỗ trợ doanh nghiệp hệ thống hạ tầng, kho bãi, vận chuyển than về Việt Nam.

Theo Quy hoạch điện 8 và Hiệp định hợp tác giữa Việt Nam và Lào năm 2019, Việt Nam sẽ mua 3.000MW điện từ Lào đến 2025 và khoảng 5.000MW vào 2030 và có thể tăng lên 8.000MW nếu điều kiện cho phép.

Do đó, việc có thêm hơn 225MW điện nhập khẩu từ Lào, theo EVN sẽ bổ sung thêm đáng kể nguồn điện, đảm bảo cung ứng điện cho miền Bắc những năm tới. Các dự án điện được đề nghị mua sẽ đấu nối vào các đường dây 220kV đang vận hành, không phải đầu tư thêm lưới điện phía Việt Nam để tiếp nhận.

Mặt khác, giá điện mua từ Lào với các nhà máy thủy điện là khoảng 6,95 cent/kWh, cạnh tranh hơn so với một số nguồn điện trong nước, như điện mặt trời 7,09 - 9,35 cent/kWh, điện gió 8,5 - 9,8 cent/kWh, hay điện khí từ các nhà máy trong nước 8,24 cent/kWh và điện than 7,23 - 8,45 cent/kWh.

Hiện có 6 nhà máy điện được Thủ tướng chấp thuận chủ trương nhập khẩu điện từ Lào, tổng công suất 449MW. Trong số này, 4 dự án (công suất 249MW) đang được Công ty Mua bán điện (đơn vị trực thuộc EVN) đàm phán PPA với chủ đầu tư. Còn lại chủ đầu tư 2 nhà máy thủy điện Nậm Kông 1 (160MW) và Nậm Mouan (100MW) thông báo ngừng bán.

Bài liên quan
Cần trả giá điện về cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Chính phủ
Các chuyên gia cho rằng cần trả giá điện về đúng theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Chính phủ, để đảm bảo nền kinh tế hoạt động ổn định.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
27 phút trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
EVN khẩn trương xây dựng cơ chế giá điện mua từ Lào