Giám đốc điều hành dự án tiền điện tử Libra của Facebook - David Marcus mới đây đã nỗ lực giải tỏa mối quan ngại mà Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire nêu ra tại một diễn đàn, về khả năng một doanh nghiệp có "sức mạnh" làm suy giảm sự kiểm soát của chính phủ đối với đồng tiền điện tử của doanh nghiệp đó.

Facebook tiếp tục trấn an khi nói tiền điện tử Libra không phải do 1 công ty kiểm soát

21/10/2019, 18:14

Giám đốc điều hành dự án tiền điện tử Libra của Facebook - David Marcus mới đây đã nỗ lực giải tỏa mối quan ngại mà Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire nêu ra tại một diễn đàn, về khả năng một doanh nghiệp có "sức mạnh" làm suy giảm sự kiểm soát của chính phủ đối với đồng tiền điện tử của doanh nghiệp đó.

Giám đốc điều hành dự án tiền điện tử của Facebook - David Marcus. Ảnh từ TTXVN/Bloomberg

Cụ thể, Giám đốc điều hành dự án tiền điện tử Libra của Facebook - David Marcus nói rằng Libra sẽ không phải do 1 công ty duy nhất kiểm soát bởi vì ngay từ đầu, Facebook đã xác định rất rõ ràng về việc các mạng lưới thanh toán như Libra. Ông còn nhắc lại cam kết của Facebook về việc phối hợp với các nhà quản lý để giải quyết những quan ngại của họ.

Ngoài ra, ông Marcus cho hay Hiệp hội Libra “hoan nghênh sự cạnh tranh mang lại lợi ích cho sự tiếp cận ở địa phương và nỗ lực giảm chi phí xuống mức thấp nhất cho người tiêu dùng".

Sự nỗ lực trấn an những quan ngại có thể ngăn chặn loại tiền điện tử do Facebook kiến tạo được David Marcus đưa ra tại một diễn đàn do G30 tổ chức ngày 20.10, có các ngân hàng tư nhân và trung ương của nhiều nước trên thế giới tham gia.

Các quan chức ngân hàng trung ương và phụ trách lĩnh vực tài chính của các nước lâu nay đều tỏ ý lo ngại về những thách thức do các đồng tiền điện tử gây ra, cùng nguy cơ chúng được sử dụng cho các mục đích rửa tiền và tài trợ khủng bố.

Ngày 18.10, Lực lượng đặc nhiệm Tài chính quốc tế (FATF) đã đưa ra cảnh báo nếu các loại tiền điện tử tương tự Libra được sử dụng rộng rãi sẽ ảnh hưởng đến những nỗ lực phát hiện, ngăn chặn các mô hình rửa tiền và đấu tranh chống tài trợ cho khủng bố do có tính ít biến động, không phụ thuộc vào ngân hàng trung ương nào, có thể khiến công chúng chấp nhận rộng rãi, thanh toán ngang hàng online mà không cần đến các cơ chế quản lý trung gian...

Nhóm các nước phát triển G7 (Anh, Mỹ, Đức, Nhật, Pháp, Canada, Ý) cũng cho rằng, việc sử dụng rộng rãi các loại tiền điện tử như thế sẽ đe dọa đến hệ thống tiền tệ thế giới và sự ổn định tài chính; chỉ nên sử dụng khi các rủi ro nêu trên được tháo gỡ.

Phát biểu bên lề hội nghị thường niên của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Washington (Mỹ) tuần trước, Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire cho biết, chính phủ các nước châu Âu "sẽ không cho phép một công ty tư nhân có một quyền hạn tương tự như các quốc gia trong vấn đề tiền tệ và sẽ thực hiện các biện pháp để ngăn chặn đồng Libra tiếp cận thị trường châu Âu".

A.T.T tổng hợp

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 3: Đầu tư phát triển, xuất nhập khẩu đều ghi điểm tốt
Trên các lĩnh vực quan trọng như xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển, tài chính - ngân hàng - chứng khoán, tiêu dùng, thu chi ngân sách đều có sự cải thiện, thay đổi theo hướng tích cực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Facebook tiếp tục trấn an khi nói tiền điện tử Libra không phải do 1 công ty kiểm soát