Doanh nghiệp FDI đã góp phần quan trọng bổ sung nguồn vốn cho nền kinh tế, khoảng 20 - 25% GDP, đóng góp trên 15% thu ngân sách. Tuy nhiên, nhóm doanh nghiệp này cũng có một số hạn chế, thậm chí là tiêu cực, như vấn đề ô nhiễm môi trường, chuyển giá, vốn thực hiện thấp hơn rất nhiều so với vốn đăng ký, sử dụng tài nguyên lãng phí...

FDI ở Việt Nam chưa lan tỏa như kỳ vọng

tuyetnhung | 06/10/2017, 20:53

Doanh nghiệp FDI đã góp phần quan trọng bổ sung nguồn vốn cho nền kinh tế, khoảng 20 - 25% GDP, đóng góp trên 15% thu ngân sách. Tuy nhiên, nhóm doanh nghiệp này cũng có một số hạn chế, thậm chí là tiêu cực, như vấn đề ô nhiễm môi trường, chuyển giá, vốn thực hiện thấp hơn rất nhiều so với vốn đăng ký, sử dụng tài nguyên lãng phí...

Thua xa các nước trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Đó là vấn đề được giới chuyên gia đưa ra tại Hội thảo "30 năm lan tỏa vốn FDI" ngày 6.10. GS.TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầutư nước ngoài (VAFIE) - cho rằng tại Việt Nam, tác động lan tỏacủa FDI chưa được như kỳ vọng, thể hiện trong việc các doanh nghiệp Việt Nam vẫn hạn chế trong việc tham gia trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong chuỗi này bao gồm 5 cá thể là nhà cung cấp, nhà chế biến, nhà cung ứng, nhà kho và khách hàng. Tất cả chuỗi này đều có chi phí.

Trong chuỗi cung ứng toàn cầu, như vấn đề xuất khẩu sang Mỹ của khối ASEAN, nếu như năm 2010 Việt Nam chỉ đứng thứ 6 trong khối ASEAN thì đến năm 2014 đã vươn lên đứng đầu, chiếm 22% tổng xuất khẩu sang Mỹ của khối.

Trong xuất khẩu, Việt Nam chiếm 4% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn thế giới. Đứng đầu là xuất khẩu hồ tiêu, cà phê, dệt may và hiện đã trở thành cứ điểm sản xuất điện thoại di động thông minh, máy tính bảng.

Tuy nhiên, theo đánh giá chung của các nhà kinh tế, có 21% doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, trong khi đó ở Thái Lan tỷ lệ này là 30%, ở Malaysia là 46%. Như vậy, Việt Nam kém xa các nước xung quanh về mặt này.

Vì vậy, GS Mại đề xuất doanh nghiệp Việt Nam cần phải chủ động tìm kiếm đối tác để tham gia vào chuỗi toàn cầu; Có chiến lược phát triển, thích ứng với các yêu cầu của các tập đoàn nước ngoài; Luôn đổi mới, nâng cao trình độ để đáp ứng các yêu cầu.

FDI lan tỏa, doanh nghiệp nhỏ chịu thiệt

Bà Nguyễn Thị Tuệ Anh - Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) - dẫn một nghiên cứu về định lượng cho biết tác động lan tỏacủa FDI có liên quan đến quy mô doanh nghiệp, cụ thể là các doanh nghiệp nhỏ không nhận được tác động này. Doanh nghiệp vừa và lớn mới có thể nhận được tác động.

Do đó, vấn đề là làm sao để doanh nghiệp Việt Nam lớn lên thì sẽ giảm được khoảng cách về công nghệ với các doanh nghiệp lớn và tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI.

Ở góc độ chính sách, bà Tuệ Anh kiến nghị các doanh nghiệp phải chủ động, nhưng nếu doanh nghiệp quá nhỏ thì cần có bàn tay của Nhà nước; Cần phải có liên kết giữa các cơ quan quản lý chính sách và có chính sách liên kết vùng. Bên cạnh đó cần hình thành các khu FDI, ở các cụm này vai trò của các địa phương rất lớn và cần học kinh nghiệm của Trung Quốc.

Theo bà Tuệ Anh, chính sách FDI hiện vẫn chưa làm tốt được vai trò tạo liên kết giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước. Do đó cần xây dựng khung chính sách FDI, trong đó cần coi nhiệm vụ tăng năng lực của khu vực doanh nghiệp trong nước, đặc biệt doanh nghiệp tư nhân, là một cấu thành quan trọng của chính sách FDI, như vậy mới tăng hiệu quả của FDI (lan tỏa FDI là một tiêu chí đánh giá hiệu quả).

Tuyết Nhung
Bài liên quan
3 tháng đầu năm, vốn FDI vào bất động sản tăng vọt
3 tháng đầu năm, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 trong danh sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 1,58 tỉ USD, gấp gần 2,1 lần so với cùng kỳ năm trước.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Khu công nghiệp phát triển bền vững: Chặng đường còn xa
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Một khảo sát mới đây chỉ ra có tới 50% khu công nghiệp (KCN) chưa nghe đến khái niệm KCN phát triển bền vững, 77% KCN không có thông tin kiểm toán cấp doanh nghiệp (DN) về các mặt tài chính, xã hội và môi trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
FDI ở Việt Nam chưa lan tỏa như kỳ vọng