Trong sự phát triển vượt bậc về công nghệ, khi nhu cầu sử dụng internet ngày một tăng, không thể tránh khỏi những rủi ro trên không gian mạng, đặc biệt đối với trẻ em.

Gần 400.000 cuộc gọi đến tổng đài Bảo vệ trẻ em nhờ can thiệp, hỗ trợ

Dạ Thảo | 24/02/2023, 17:05

Trong sự phát triển vượt bậc về công nghệ, khi nhu cầu sử dụng internet ngày một tăng, không thể tránh khỏi những rủi ro trên không gian mạng, đặc biệt đối với trẻ em.

Theo báo cáo từ tổng đài quốc gia Bảo vệ trẻ em (số 111), trong năm 2022, tổng đài đã tiếp nhận gần 400.000 cuộc gọi đến, với gần 28.000 cuộc được lập hồ sơ và hơn 1.500 ca can thiệp hỗ trợ. Trong đó có 419 ca báo cáo liên quan đến bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng (398 ca tư vấn và 21 ca can thiệp liên quan đến các kênh, link, clip xấu, độc hại với trẻ em). Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB-XH) đã 21 lần can thiệp xử lý những trường hợp như vậy để bảo vệ trẻ em trong môi trường không gian mạng.

Tại tọa đàm "Ngày an toàn internet 2023 - Bảo vệ thanh thiếu niên khỏi các nội dung tình dục độc hại trên môi trường mạng" được tổ chức ngày 23.2, các chuyên gia đã đưa ra những giải pháp, những vấn đề cần giải quyết liên quan đến nội dung tình dục độc hại trên môi trường mạng tới thanh thiếu niên, bảo vệ thanh thiếu niên trên môi trường mạng.

Bà Nguyễn Thị Nga - Phó cục trưởng Cục Trẻ em chia sẻ về những nỗ lực trong việc hỗ trợ và xử lý các rủi ro trên môi trường mạng đối với trẻ em.

dien-gia.jpg
Các diễn giả trao đổi về việc cần bảo vệ trẻ em trước thông tin độc hại trên không gian mạng

Những hình ảnh, ca từ gợi dục, độc hại, đồi trụy... ngày càng phổ biến trong các sản phẩm văn hóa hướng đến giới trẻ như video ca nhạc, phim… trên mạng. Các thông tin truyền thông về tình dục hầu hết mang tính tiêu cực, đáng lên án về đạo đức, trong khi các thông điệp tình dục lành mạnh lại thiếu hụt. Đó cũng là điều mà hầu hết các phụ huynh hay giáo viên chưa nhìn rõ được, hoặc chưa hướng dẫn cụ thể cho các em.

Bà Nga cho biết Cục Trẻ em đã có sự lắng nghe trong hàng loạt các sự việc gần đây được phát hiện và cùng đưa ra giải pháp, hành động vì trẻ em và sự sẵn sàng phối hợp với các bên liên quan.

Về vấn đề thanh thiếu niên khi tiếp xúc với những nội dung tình dục độc hại thường lựa chọn việc im lặng và cho qua thay vì lên tiếng, bà Hoàng Thu Giang (Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin - Truyền thông) đưa ra giải pháp: “Hiện nay, các ứng dụng, nền tảng, mạng xã hội đã có rất nhiều công cụ để có thể giúp người dùng kiểm soát những nội dung độc hại, mất an toàn khi sử dụng internet. Chúng tôi cũng đã và đang nỗ lực để mở rộng các kênh để người dùng báo cáo những nội dung độc hại, hỗ trợ người dùng khi đối mặt với các nguy cơ mất an toàn trên môi trường mạng. Người dùng có thể tìm đến các kênh như tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111, cơ quan công an các cấp, hoặc gọi hotline 113, mạng lưới ứng cứu bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng… Tuy nhiên đây vẫn chỉ là giải pháp ứng phó, việc nâng cao nhận thức, giáo dục kỹ năng về sử dụng mạng an toàn là cách bảo vệ hoàn hảo nhất".

Một trong những biện pháp hiệu quả nhất mà cho đến nay, theo các chuyên gia đó chính là trang bị cho trẻ em nhận thức về các nguy cơ, rủi ro trên môi trường mạng, kỹ năng tự bảo vệ mình và tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp các vấn đề trong quá trình tương tác trên không gian mạng. Việc này đòi hỏi các cơ quan chức năng, thầy cô, cha mẹ và những người chăm sóc trẻ... phải trang bị cho trẻ những kiến thức cơ bản nhất khi bọn trẻ tham gia môi trường mạng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 2: Các lĩnh vực đều tăng tốc, bứt phá
Sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 và quý 1/2024 tiếp tục là một trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, nuôi trồng thủy sản phát triển khá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Gần 400.000 cuộc gọi đến tổng đài Bảo vệ trẻ em nhờ can thiệp, hỗ trợ