Hiện vải thiều Việt Nam đang được bán với giá 32-35 AUD/1kg (tương đương với khoảng 500.000 - 560.000 đồng/kg).

Gần 600.000 đồng một kg vải thiều trên kệ siêu thị của Úc

Tin và ảnh: Tuyết Nhung | 30/06/2022, 18:41

Hiện vải thiều Việt Nam đang được bán với giá 32-35 AUD/1kg (tương đương với khoảng 500.000 - 560.000 đồng/kg).

Thương vụ Việt Nam tại Úc cho biết, vải thiều Việt Nam đang được xuất khẩu sang Úc với chất lượng cao, được kiểm tra thông quan theo tiêu chuẩn khắt khe của Úc.

bb37c2f6-c830-4d73-815e-5667e27bfabd.jpeg
vải thiều Việt Nam sang Úc

Tại Melbourne, vải thiều đang liên tục đưa ra thị trường bằng máy bay để đảm bảo chất lương. Hiện vải đang được bán với giá 32-35 AUD/1kg (khoảng 500.000-560.000 đồng/kg) tùy theo mua lẻ hay mua cả hộp 5kg. Năm nay, có nhiều nhà xuất khẩu tham gia hơn. Thương vụ cũng đang làm việc tiếp với một số nhà nhập khẩu lớn khác cho đến hết mùa vải.

Trong khi đó, tại Perth, hàng chục tấn vải U-Hồng (với tên thương mại tại Úc là Golden lychees - Do Thương vụ đặt) đã được bán từ 2 tuần nay. Do đặc tính phù hợp với đường biển, vải U-Hồng đã trở thành mặt hàng quen thuộc tại Perth và Adelaide. 

Thương vụ Việt Nam tại Úc cho biết, trong kế hoạch hành động, Thương vụ sẽ chủ trương hỗ trợ đưa nông sản chất lượng cao vào Úc với giá  thành tương xứng. Để thực hiện việc này, bên cạnh xây dựng thương hiệu quốc gia, việc hỗ trợ xây dựng thương hiệu doanh nghiệp là đòn bẩy gắn trách nhiệm nhà phân phối với chất lượng sản phẩm.

Những ngày này, Bắc Giang và Hải Dương đang tất bật vào vụ thu hoạch vải. Niên vụ 2022, chất lượng và năng suất của 2 vựa vải lớn nhất cả nước đều vượt trội so với năm 2021.

Hiện, giá bán vải đang dao động từ 18.000 - 35.000 đồng/kg, đây là mức giá tốt thời điểm đầu mùa. Dự kiến, sản lượng vải xuất khẩu của Lục Ngạn sang các thị trường khoảng gần 120.000 tấn.

Đề cập về các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu trái vải, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho hay, Bộ Công Thương đang phối hợp, hỗ trợ tỉnh Hải Dương và Bắc Giang quảng bá thương hiệu và kết nối giao dịch xuất khẩu vải thiều. Cùng với đó, Bộ hỗ trợ 2 địa phương xây dựng các phương án, kịch bản đẩy mạnh tiêu thụ quả vải thiều ở thị trường trong nước.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đề nghị tỉnh Hải Dương và Bắc Giang cần chủ động ứng dụng công nghệ số và thương mại điện tử trong hoạt động xúc tiến thương mại như: Giao thương trực tuyến, hội chợ và hội thảo trực tuyến; tăng cường hoạt động kết nối cung cầu giữa các địa phương nhằm thúc đẩy tiêu dùng nội địa.

Bên cạnh đó, 2 tỉnh cũng cần bám sát tình hình diễn biến của dịch bệnh để điều hành linh hoạt các hoạt động thu mua vải thiều giữa DN xuất khẩu và người nông dân.

Đặc biệt là thường xuyên theo dõi sát tình hình sản xuất và lưu thông nông sản ở địa phương, kịp thời thông báo đến các DN và người sản xuất để chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất, tiêu thụ theo tín hiệu của thị trường.

Song song với đó, tập trung hình thành sản xuất, chế biến, xuất khẩu trái vải theo chuỗi ngành hàng để sẵn sàng đối mặt với mọi rủi ro có thể xảy ra, cũng như không ngừng tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới nhằm chủ động hơn trong việc tiêu thụ trái vải.

Theo thống kê của Bộ NN-PTNT, năm 2022, diện tích vải thiều toàn tỉnh Bắc Giang là 28.300ha, sản lượng ước đạt 180.000 tấn; trong đó, vải chín sớm là 60.000 tấn, vải thiều chính vụ 120.000 tấn.

Diện tích vải thiều toàn tỉnh Hải Dương là gần 9.000ha, sản lượng ước đạt 60.000 tấn; trong đó, vải chín sớm gần 25.000 tấn; vải thiều chính vụ gần 35.000 tấn. Dự kiến, năm nay sản lượng vải xuất khẩu khoảng 120.000 tấn, sang các thị trường: Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Mỹ, Malaysia, Úc, Singapore…

Bài liên quan
Giữa dịch COVID-19, vải thiều Việt Nam gây ấn tượng tại Hà Lan
Trong thời điểm khó khăn do dịch COVID-19, trái vải thiều Việt Nam liên tục mang tin vui cho bà con nông dân về tương lai tươi sáng trong xuất khẩu nông sản.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
19 phút trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Gần 600.000 đồng một kg vải thiều trên kệ siêu thị của Úc