Giá dầu lao dốc liên tục trong những tuần gần đây đã "càn quét" 240 tỉ USD vốn của các công ty dầu trên thế giới, khiến chính phủ các nước từ Washington đến Bắc Kinh phải xem xét các biện pháp thúc đẩy nhu cầu năng lượng. 

Giá dầu lao dốc mạnh, hơn 200 tỉ USD 'bốc hơi'

Một Thế Giới | 13/12/2015, 15:42

Giá dầu lao dốc liên tục trong những tuần gần đây đã "càn quét" 240 tỉ USD vốn của các công ty dầu trên thế giới, khiến chính phủ các nước từ Washington đến Bắc Kinh phải xem xét các biện pháp thúc đẩy nhu cầu năng lượng. 

Nguồn cung dầu thế giới vẫn đang đạt mức cao kỷ lục mặc dù Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã loại bỏ những giới hạn về sản lượng trong cuộc họp vào hôm 4.12 vừa qua.
Trong quý 4 năm nay, giá dầu vẫn ở mức chạm đáy, hiện nay các công ty khai thác, sản xuất, tinh chế và vận chuyển dầu mất tổng cộng 3,72 nghìn tỉ USD so với 3,96 nghìn tỉ USD, tính đến ngày 3.12. Riêng gã khổng lồ dầu mỏ Exxon Mobile thua lỗ 11 tỉ USD do giá dầu lao dốc trong tuần qua, PetroChina mất 17 tỉ USD.
Việc siết chặt vốn của các công ty dầu được dự đoán là sẽ làm suy giảm nguồn cung toàn cầu do sự suy giảm trong việc thăm dò và khoan.
Trong khi đó, ngân sách năm 2016 của công ty dầu Chevron đã được cắt giảm 24%, Conoco thông báo sẽ giảm chi phí vốn 25% trong năm tới xuống còn 7,7 tỉ USD.
Ngành công nghiệp dầu thế giới được dự đoán sẽ giảm 200 tỉ USD vào năm 2016. OPEC hiện vẫn đang mất kiểm soát về giá dầu. Tuy nhiên, những làn sóng vỡ nợ không thể tránh khỏi từ các công ty dầu đá phiến có quy mô nhỏ ở Mỹ đang tạo ra một nền tảng vững chắc cho sự phục hồi của giá dầu. Nếu nhu cầu sử dụng dầu toàn cầu không cải thiện thì việc giảm nguồn cung cũng chỉ vô ích, không kéo được giá dầu lên. 
Hiện nay, điều tốt nhất cho thị trường dầu chính là ổn định về giá. Theo CreditSuisse, giá dầu trung bình vào năm 2016 sẽ là khoảng 60 USD/thùng.
Giải pháp duy nhất để thúc đẩy nhu cầu sử dụng dầu toàn cầu chính là cải thiện kinh tế ở khu vực châu Âu, Nhật Bản và Ấn Độ.
Maxim Oreshkin, Thứ trưởng Tài chính Nga, cho biết quốc gia đang lập kế hoạch căn cứ trên mức giá từ 40-60 USD/thùng vào năm 2022, một kịch bản sẽ có tác động tàn phá đối với các thành viên OPEC. Đây cũng sẽ là một thảm họa đối với các nhà sản xuất Biển Bắc, các dự án ngoài khơi của Brazil, và các nhà sản xuất nợ nần chồng chất ở phương Tây.
Hiện tại, giá dầu thô Mỹ vẫn giảm xuống mức 35,56 USD/thùng. Giá dầu thô Brent ở mức 37,41 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng Lehman vào đầu năm 2009
Tuyết Nhung (theo Sputnik)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giá dầu lao dốc mạnh, hơn 200 tỉ USD 'bốc hơi'