Venezuela đang đứng trước một thử thách vô cùng khó khăn, khi đất nước này hoàn toàn có thể bị sụp đổ theo đúng nghĩa đen. Thế nhưng không phải là không có giải pháp cứu vãn tình thế.

Giải pháp cho Venezuela đang bên bờ vực thẳm

23/05/2016, 20:23

Venezuela đang đứng trước một thử thách vô cùng khó khăn, khi đất nước này hoàn toàn có thể bị sụp đổ theo đúng nghĩa đen. Thế nhưng không phải là không có giải pháp cứu vãn tình thế.

Thực tế, nếu so những gì đang xảy ra tại Venezuela ngày nay, tình hình thật sự không quá bi đát, nếu không nói là còn "êm dịu" hơn hồi năm 2002, khi Tổng thống Hugo Chavez bị lật đổ và nhanh chóng nắm quyền lại trong 2 ngày.

Vụ đảo chính 2002 và bài học

Tháng 4.2002, Phòng Doanh nghiệp Fedecamaras cùng với Liên đoàn lao động CTV đã kêu gọi một cuộc xuống đường để phản đối khả năng điều hành kinh tế yếu kém của ông Hugo Chavez.

Lần biểu tình đó đã dẫn tới một cuộc đảo chính lật đổ thành công Hugo Chavez vào ngày 13.4, đưa ông Pedro Carmona lên làm nhà lãnh đạo mới của Venezuela.

Thế nhưng, sau khi lật đổ vị lãnh đạo dân cử Hugo Chavez, những người thuộc phe đối lập lúc đó lại mắc hàng loạt sai lầm khiến tướng Efrain Vasques, Tư lệnh lục quân Venezuela phải đưa ông Chavez trở lại nắm quyền.

Chả là khi vừa lên nắm quyền, Tổng thống Carmona đã tiến hành hàng loạt biện pháp quá chóng vánh và có phần cực đoan. Ông Carmona tuyên bố hiến pháp không còn giá trị và giải tán Tòa án tối cao, thậm chí ông còn đi xa hơn khi giải tán Quốc hội dân bầu và hẹn đến tháng 12 mới có bầu cử.

Một đồng minh lâu năm của ông Chavez, ông William Farinas, đã gọi điện cho những người đứng đầu cuộc đảo chính, cả quân sự và dân sự và tìm giải pháp đưa tổng thống Chaver quay lại nắm quyền.

"Tôi quen họ cả. Khi nghe giọng nói của họ, tôi nhận ra họ đang sợ hãi và không biết phải làm gì. Họ không có kinh nghiệm điều hành chính quyền", ông Farinas kể lại.

Chỉ hai ngày sau khi chiếm được dinh Tổng thống, các phe phái chống ông Chavez lại phải trốn khỏi lâu đài Miraflores. Vài giờ sau, Chavez được đưa bằng trực thăng quay trở lại lâu đài Miraflores.

Cả giới quân sự lẫn ông Hugo Chavez đều thu được những bài học quý giá từ chuỗi sự kiện này. Quân đội Venezuela nhận ra rằng họ đã quá xem nhẹ sự ủng hộ của dân chúng đối với Chavez khi đó.

Còn với Tổng thống Chavez, ông hiểu mình không phải là người có quyền lực vô biên. Vì thế, ngay sau khi nắm quyền trở lại, thay vì tìm cách trả thù phe đối lập, ông Chavez lên tiếng kêu gọi hòa giải với phe đối lập.

Nguyên nhân của cuộc đảo chính năm 2002

Lý do của cuộc đảo chính năm 2002, trùng hợp thay lại có phần giống với tình hình hiện nay ở Venezuela. Khi đó, ông Chavez đã thất bại khi không diệt trừ được tham nhũng, vốn đã ăn sâu vào bộ máy chính trị, quân sự của Venezuela từ nhiều năm trước đó.

Bằng cách đưa lực lượng vũ trang vào “tiến trình phát triển tự do” và cho những nhân vật quân sự quản lý bộ máy ngân sách cồng kềnh, ông Chavez đã tạo điều kiện cho tham nhũng lan rộng ngay trong giới quân sự.

Chưa hết, các cải cách tư pháp thì chưa đâu vào đâu, dẫn đến chính phủ làm việc không hiệu quả, quan liêu. Các thể chế, mới không đem lại điều gì ngoài việc "đẻ" ra một loạt chức sắc bất tài do ông Chavaez chỉ định.

Đường lối kinh tế khiến cho Venezuela càng phụ thuộc hơn nhiều vào dầu mỏ và đưa tới một loạt chính sách thắt lưng buộc bụng hồi đầu năm 2002. Giá trị đồng tiền giảm đáng kể cũng là một hậu quả của việc này.

Lối thoát nào cho Venezuela hiện tại

Ngày 20.5, Cộng đồng các quốc gia Nam Mỹ (Unasur) tuyên bố muốn làm trung gian hòa giải giữa chính quyền và phe đối lập của Venezuela nhằm đưa đất nước này ra khỏi khủng hoảng.

Tham gia đàm phán hòa giải giữa các phe phái tại Venezuela sẽ có cựu thủ tướng Tây Ban Nha, ông José Luis Rodríguez Zapatero, cựu tổng thống Panama và Cộng hòa Dominic, ông Martín Torrijos và ông Leonel Fernández.

"Tôi mong muốn cộng đồng quốc tế ủng hộ cuộc đối thoại hòa hợp dân tộc lớn này để chúng tôi có thể hoàn tất một kế hoạch lớn trong khuôn khổ thời gian nhất định", ông José Luis Rodríguez Zapatero tuyên bố trong cuộc họp báo sau khi gặp gỡ Tổng thống Venezuela, ông Nicolás Maduro.

Theo ông Zapatero, con đường đối thoại sẽ còn rất dài, với nhiều khó khăn, và cả nhiều sự nhượng bộ giữa các bên. Thế nhưng quan trọng nhất là tất cả các bên cần tuân thủ quy luật của một nền dân chủ, một nhà nước pháp quyền và tôn trọng hiến pháp.

Đề xuất của ông Zapatero được phe đối lập quan tâm và đại diện phe đối lập cũng đã đưa ra bản tuyên bố ủng hộ bất kỳ cuộc đối thoại nào, miễn là đưa đất nước tới con đường tốt hơn. Tuy nhiên, họ cũng cho biết họ sẽ không tham gia bất cứ cuộc đối thoại nào nếu phía chính quyền coi đó là một chiến dịch đánh lạc hướng.

Tóm lại, nếu giải quyết được các mâu thuẫn chính trị cơ bản bằng các thỏa hiệp thay vì kích động tấn công lẫn nhau, Venezuela có thể thoát khỏi tình trạng hiện tại, cũng cố đất nước và lập lại trật tự xã hội.

Tuy nhiên, giải pháp chính trị sẽ chỉ giải quyết được tình trạng bất ổn hiện tại ở Venezuela trong một thời gian ngắn. Biện pháp chính trong dài hạn vẫn sẽ là tiêu diệt tham nhũng, dẹp thị trường chợ đen đang hoành hành và gây dựng lòng tin trong giới doanh nghiệp.

Thiên Hà (theo Bloomberg)

Ảnh: Một người biểu tình Venezuela cầm một quả lựu đạn cay, hôm 11.5

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu 4 Ủy viên Bộ Chính trị
8 giờ trước Theo dòng thời sự
Trung ương giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giải pháp cho Venezuela đang bên bờ vực thẳm