Sáng 16.11, tại kỳ họp quốc hội đang diễn ra, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, thi tốt nghiệp năm 2017 sẽ đưa môn Giáo dục công dân vào thi để làm giảm bớt tình trạng bạo lực học đường đang gia tăng hiện nay.

Giảm bạo lực học đường chỉ bằng việc đưa môn Giáo dục công dân vào thi?

Haiyen | 16/11/2016, 15:46

Sáng 16.11, tại kỳ họp quốc hội đang diễn ra, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, thi tốt nghiệp năm 2017 sẽ đưa môn Giáo dục công dân vào thi để làm giảm bớt tình trạng bạo lực học đường đang gia tăng hiện nay.

Với trách nhiệm đứng đầu ngành giáo dục, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết trong số 22 triệu sinh viên, số có hành vi bạo lực học đường, đạo đức và lối sống xuống cấp là bộ phận nhỏ, nhưng làm cho xu hướng về đạo đức lối sống từ nhỏ của một thế hệ học sinh, sinh viên có nguy cơ không kiểm soát được. Chính vì thế việc đưa môn Giáo dục công dân vào kỳ thi THPT là hoàn toàn phù hợp và cũng mong muốn môn học này sẽ làm giảm bạo lực học đường đang có dấu hiệu gia tăng hiện nay.

Không đồng tình với ý kiến trên của chính Bộ trưởng Bộ Giáo dục, ôngBùi Sỹ Lợi - Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội khẳng định: Môn học Giáo dục công dân là môn học cần thiết nhưng không có nghĩa cứ đưa môn học này vào học và thi thì bạo lực học đường sẽ giảm đi, không thể đặt trách nhiệm quan trọng làm giảm bạo lực học đường lên vai một môn học hay bất cứ giáo viên nào.

Quan trọng nhất là phương pháp giáo dục tại gia đình, nhà trường để giảm bớt tác động tiêu cực của xã hội vào ý thức của các em. Bên cạnh đó,cần đồng bộ nhiều giải pháp để giảm bớt bạo lực học đường chứ không thể áp dụng theo phương thức đưa môn học sẽ giảm bớt tệ nạn bạo lực. Trong bao nhiêu năm phát triển giáo dục thì môn GDCD không phải là môn học chính. Quan điểm cá nhân của tôi không nhất thiết là vậy, phải giáo dục các cháu từ gia đình, nhà trường, đạo đức xã hội con người không phải từ môn học này. Hình thành nhân cách đi cùng với hình thành phát triển kiến thức" - ông Bùi Sỹ Lợi nêu ý kiến.

ÔngBùi Sỹ Lợi - Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội

Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội bình luận thêm bạo lực học đường là vấn đề bức xúc, nhức nhối. Trước đây, bạo lực trong nhà trường thường là nam sinh nhưng nay lại xuất hiện ở nữ sinh. Không phải một hai em mà đánh nhau tập thể theo nhóm.“Đây là biểu hiện xuống cấp, thiếu đạo đức, kém văn hoá của học sinh. Giáo dục công dân là môn học tốt nhưng không phải môn quyết định, phải là giáo dục nhân cách con người đi từ mẫu giáo tới các cấp học, được chuyển biến thông qua rèn luyện của thầy cô, quan tâm theo dõi chăm sóc của gia đình", ông Lợi nêu quan điểm.

Với kinh nghiệm hơn 35 năm đứng trên bục giảng với bộ môn Giáo dục công dân - cô giáo Lê Thị Hồng Hoa (trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Nội) cho rằng để thay đổi được ý thức của các em thông qua môn học thì chính các giáo viên phải thay đổi cách dạy. Các giáo viên phải biết lồng ghép, dạy kỹ năng sống gắn với tình huống cụ thể để học sinh hiểu một cách dễ dàng hơn.Bản chất của hệ thống môn học này là giúp học sinh cảm nhận và thấu hiểu ý nghĩa đạo đức và ý thức công dân. Đặc biệt lồng ghép việc giáo dục kỹ năng sống cho các em, cũng là nội dung quan trọng mà môn Giáo dục công dân hướng đến. Lâu nay, học sinh không thi môn này, vì thế môn học không gắn với nhu cầu trước mắt của các em nên các em có phần “lơ là” không chú trọng.

Cũng đưa ra giải pháp, cô giáo Nguyễn Thị Hoài - Giáo viên trường THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội cho rằng để sâu sát hơn với từng học sinh, các giáo viên phải ghi nhớ từng học sinh với những cá tính khác nhau trong lớp.Với những học sinh có cá tính mạnh có biểu hiện đầu gấu, chơi hội thì phải khoanh vùng phối hợp cùng gia đình và nhà trường uốn nắn, phải biết lôi kéo các em vào các phong trào của lớp, tạo sân chơi cho các em.

Trên thực tế, các vụ bạo lực học đường xảy ra có không ít nguyên nhân bắt nguồn từ giáo viên. Hiện tượng giáo viên thiếu mẫu mực, không tôn trọng nhân cách người học, dùng từ “chợ búa” với học sinh, chấm điểm “thiếu khách quan”, tạo ra khoảng cách, áp đặt,… vô hình trung làm ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống học trò và là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bạo lực học đường. Vì vậy, mỗi nhà giáo cần phải thực sự như là cầu nối,một người cố vấn, trọng tài trong dạy họcđể cùng các em giải quyết mọi vấn đề trong môi trường học đường.

"Các giáo viênphải thực sự có lòng yêu người thì mới yêu nghề, càng yêu người bao nhiêu thì càng yêu nghề bấy nhiêu.Không có việc gì không thể tháo gỡ. Chỉ có những giáo viên biết lắng nghe, biết gỡ rối thì mọi vấn đề sẽ được giải quyết, nhất định sẽ giảm bớt được “vết đen” ở môi trường học đường hiện nay." - cô Hoài cho hay.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
một giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giảm bạo lực học đường chỉ bằng việc đưa môn Giáo dục công dân vào thi?