Chiều 23.5, HĐXX TAND tỉnh Sơn La tiếp tục xét hỏi các bị cáo để làm rõ hành vi “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”.

Gian lận điểm thi tại Sơn La: 1 tỉ đồng tiền ‘cảm ơn’ vẫn chưa ngã ngũ

23/05/2020, 18:38

Chiều 23.5, HĐXX TAND tỉnh Sơn La tiếp tục xét hỏi các bị cáo để làm rõ hành vi “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”.

Bị cáo Nguyễn Minh Khoa - Ảnh: T.A

Trả lời câu hỏi của luật sư, bị cáo Lò Văn Huynh (Phó Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục) cho biết ngày 13.6.2018, trước kỳ thi, bị cáo Nguyễn Minh Khoa (nguyên Phó Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Sơn La) có đến nhà nhưng không có thỏa thuận nhận tiền. Theo nhận thức của bị cáo Huynh, trong các cuộc trao đổi, Khoa nhờ giúp đỡ, không nói rõ là nhờ nâng điểm hay nhờ xem điểm.

Về phần mình, bị cáo Nguyễn Minh Khoa khai thời điểm diễn ra kỳ thi, cá nhân bị cáo không liên quan, không được giao bất cứ nhiệm vụ gì trong kỳ thi THPT quốc gia 2018, nhưng trong kỳ thi này, bị cáo thừa nhận “đã nể nang, nhận xem được điểm cho thí sinh”. Do bạn bè nhờ, bản thân bị cáo không có điều kiện xem trước điểm nên đã nhờ người khác, cụ thể là nhờ Lò Văn Huynh xem điểm cho 2 thí sinh.

Khẳng định không có thỏa thuận về tiền bạc hoặc bất kỳ lợi ích vật chất nào khác khi nhờ xem điểm, bị cáo Khoa cho biết đã giải trình trước Giám đốc công an tỉnh, thành khẩn giải thích hành vi của mình, vì nể nang mà nhận lời bạn bè.

Bị cáo Lò Văn Huynh

Trước câu hỏi “ông có nghĩ việc xem điểm trước sẽ làm lộ tài liệu của Nhà nước không?” từ phía luật sư, bị cáo Khoa cho rằng khi làm việc tại CQĐT, bị cáo nhận thức được việc xem điểm trước khi có công bố chính thức từ Bộ GD-ĐT là vi phạm. Sau này, bị cáo cũng suy nghĩ là việc làm của mình có thể vi phạm việc xâm phạm tài liệu của Bộ Giáo dục.

Trước đó, tại phiên sơ thẩm hồi tháng 10.2019, bị cáo Lò Văn Huynh khai nhận nâng điểm cho con trai của bà Lò Thị Trường (lao động tự do) với giá 300 triệu đồng; nhận của Nguyễn Minh Khoa 1 tỉ đồng để nâng điểm cho 4 thí sinh đủ điểm đỗ vào trường công an. Khi sự việc bị phát giác, Huynh đưa 1 tỉ đồng cho Lê Thanh Sơn (em vợ) để nhờ gửi lại cho Khoa nhưng sau đó đã nộp lại số tiền này cho CQĐT.

Tuy nhiên, sau khi bị khởi tố bổ sung về tội “Nhận hối lộ”, ông Huynh lại thay đổi lời khai và cho rằng 1 tỉ đồng này là tiền bán đất và tiền tiết kiệm gia đình cho Sơn vay để mua đất làm nhà. Liên quan đến vụ án này, trước đó, Công an tỉnh Sơn La đã công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc tước quân tịch đối với Nguyễn Minh Khoa.

Hành vi của Nguyễn Minh Khoa được Viện KSND tỉnh Sơn La xác định đã phạm vào tội “Đưa hối lộ” với tình tiết định khung “Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1 tỉ đồng trở lên”, tội phạm và hình phạt được quy định tại khoản 4 Điều 364 BLHS (hình phạt từ 12 - 20 năm tù).

Bị cáo Lò Thị Trường

Khi phụ huynh "cứ nhờ vậy"

Tại tòa, những người làm chứng khi bị xét hỏi đều khẳng định chỉ nhờ người trung gian hoặc trực tiếp các bị cáo xem điểm trước cho con, cháu trong kỳ thi THPT 2018. Không ai thừa nhận có thỏa thuận hoặc đưa tiền.

Điển hình như trường hợp của chị Nguyễn Thị T. (người làm chứng) có con trai tham dự kỳ thi THPT 2018 nên nhờ bị cáo Trần Văn Điện (giáo viên) xem trước điểm. Chị biết Điện có thể có mối quan hệ nên “cứ nhờ vậy, được thì tốt, không thì thôi”. Bản thân chị T. cũng không được bị cáo Điện thông báo lại kết quả và cũng không hứa hẹn hay trao đổi gì về vật chất.

Tuy nhiên, con trai chị T. được 28,1 điểm ba môn Toán, Lý, Tiếng Anh và đỗ vào trường Công an nhân dân. Nhưng sau khi chấm thẩm định, thí sinh này bị hạ 17,75 điểm nên bị buộc thôi học.

Tương tự, nhiều phụ huynh hoặc người thân thí sinh đều cho hay họ chỉ nhờ xem điểm chứ không nhờ tác động hay can thiệp điểm. Thậm chí, có người còn nói “rất ngạc nhiên” khi con mình bị hạ hàng chục điểm sau khi chấm thẩm định.

Theo cáo trạng, đối với riêng môn tự luận Ngữ văn, căn cứ kết quả điều tra xác định trong số 44 thí sinh nhờ nâng điểm có 36 thí sinh tham gia dự thi môn Ngữ văn, khi Bộ GD-ĐT về kiểm tra chấm thẩm định ngẫu nhiên 110 bài thi môn Ngữ văn, trong đó có 11/36 thí sinh được chấm thẩm định. Để có căn cứ xác định điểm thi của các thí sinh nhờ nâng điểm, Cơ quan An ninh điều tra đề nghị Bộ GD-ĐT chấm thẩm định tiếp số thí sinh còn lại. Kết quả có 13/36 thí sinh bị hạ điểm môn Ngữ văn.

Nhã Thanh

Cựu phó giám đốc sở GD-ĐT Sơn La nói trước tòa: Bị ép cung

Gian lận điểm thi tại Sơn La: Tranh cãi việc nhờ xem điểm hay nhờ nâng điểm​

Gian lận thi cử Sơn La: Cán bộ Sở GD-ĐT nhận hối lộ, nâng điểm cho thí sinh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
10 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Gian lận điểm thi tại Sơn La: 1 tỉ đồng tiền ‘cảm ơn’ vẫn chưa ngã ngũ