Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền một video clip về một người đàn ông gắp 1 con chuột con đang ngọ nguạy trên dĩa và chấm vào chén nước mắm, sau đó bỏ vào miệng, gật gù.
Đoạn clip trên không rõ nguồn từ đâu, và người đàn ông trong clip có vẻ như một người châu Á. Còn món ăn trong clip được Dailymail nói rằng đó là món chuột bao tử, món ăn “bổ thận, tráng dương” của người Trung Quốc.
Chuột bao tử - món ăn “3 tiếng thét”
Với người Trung Quốc, món ăn này có tên 3 tiếng thét đó là 3 tiếng thét của con chuột con. Tiếng thét thứ 1 là khi chiếc đũa của con người chạm vào chúng, và chúng hoảng sợ thét lên; tiếng thét thứ 2 khi bị nhúng vào chén nước sôi và tiếng thét cuối cùng là sự hoảng sợ tột cùng khi cả thân mình chúng được đưa vào miệng người ăn.
Chuột bao tử được xếp vào loại món ăn kinh dị trên thế giới bởi nếu chứng kiến cảnh con người ăn tươi nuốt sống con vật non nớt còn đỏ hỏn và ngọ ngoạy đau đớn, chắc hẳn nhiều người không khỏi rùng mình ớn lạnh. Tuy nhiên, theo quan niệm của người Trung Quốc thì những món ăn từ bào thai động vật hoặc những con vật mới sinh giúp tăng cường sinh lực, là món ăn bồi bổ cho sức khỏe con người. Và món chuột bao tử cũng nằm trong số đó.
Món ăn bồi bổ, cải lão hoàn đồng của Từ Hy Thái Hậu
Tương truyền, món ăn này có từ thời Từ Hy Thái Hậu, Càn Long… Sử sách Trung Hoa ghi lại món ăn vùng đất Dương Châu có loài chuột đồng ăn lúa non của một loại gạo ngon nhất vùng. Và Từ Hy Thái Hậu đã cho bắt những con chuột này về, nuôi trong lồng kính, cho ăn sâm, uống nước suối và những thức thuốc bổ thận tráng dương khác. Và những con chuột non được sinh ra trông đỏ hỏn như một củ hồng sâm biết bò. Và lúc này, người đàn bà quyền lực bắt đầu ăn chúng.
Có câu chuyện rằng, trong một buổi thiết yến đại sứ Tây Ban Nha, vị này được Từ Hy Thái Hậu mời ăn món chuột bao tử. Trước khi đưa ra bàn tiệc, đầu bếp nhúng từng con chuột vào trong một cái bát đựng mật ong nguyên chất trộn với sâm, nhung, thuốc bổ thận. Chuột bao tử uống mật đến căng to bụng nhưng không chết. Sau đó, đầu bếp dùng một chiếc đũa đầu dẹp gạt đuôi chuột vắt trên miệng chén. Thân chuột lúc bấy giờ chìm dưới lớp mật, bụng vẫn còn thoi thóp thở để chờ… thưởng thức. Sau đó, Từ Hy Thái Hậu mỉm cười và ăn con chuột đầu tiên làm mẫu cho mọi người xem. Mọi người thất kinh, có người muốn ói ra nhưng không dám sợ thất lễ.
Dù sử sách Trung Hoa có ghi lại việc ăn chuột bao tử giúp cường dương, tăng cường sinh lực đàn ông. Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu nào khoa học nào chứng thực điều đó. Món ăn này trải qua hàng trăm năm vẫn được lưu truyền đến giờ.
Chuột bao tử được xem là món ăn đặc sản ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Mặc dù chính quyền địa phương đã cấm món ăn này vì lo ngại nguy cơ chuột mang mầm bệnh nguy hiểm lây lan sang người, nhưng một số nhà hàng vẫn lén lút phục vụ các thực khách nếu có nhu cầu.
Ở góc độ sức khỏe, chuột bao tử được xem có nhiều đạm, tuy nhiên, có thể gây ra tình trạng ngộ độc đam hoặc sốc phản vệ khi ăn chúng. Ngoài ra, chuột sống trong môi trường ẩm thấp, bẩn nên chuột dễ bị nhiễm vi khuẩn vi trùng gây hại, khi ăn có thể chúng sẽ xâm nhập gây hại cho cơ thể con người. Thế giới từng có nạn đại dịch giết chết hàng triệu người trong đó có bệnh dịch hạch của loài chuột.
Trung Quốc được cho là nơi có nhiều món ăn “kinh dị” nhất thế giới như súp dơi, óc khỉ, nòng nọc sống, chuột bao tử, bào thai rắn và nhiều món ăn từ động vật hoang dã…
Hiện dịch cúm viêm phổi virut corona có nguồn gốc từ Vũ Hán, Trung Quốc khởi phát từ cuối năm ngoái tại khu chợ hải sản của tỉnh Hồ Bắc đã lan ra nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Loại virus được đăn tên là Virus Vũ Hán được cho rằng xuất phát từ loài dơi, món ăn từ dơi. Tính đến sáng nay, 28.1, theo AFP thì tổng số người chết trên toàn Trung Quốc là 106 người và hơn 4.000 người nhiễm virus. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 27.1 cho biết nguy cơ toàn cầu do dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đang ở mức cao và tại Trung Quốc là rất cao.
Minh An