Chiếc gương là một vật dụng quen thuộc với tất cả chúng ta. Thậm chí, hãy tưởng tượng rằng một ngày nào đó chúng ta ra khỏi nhà mà không soi gương, đó thật sự là một điều khó chịu vô cùng.

Gương soi có từ bao giờ?

La Hường | 03/04/2018, 20:28

Chiếc gương là một vật dụng quen thuộc với tất cả chúng ta. Thậm chí, hãy tưởng tượng rằng một ngày nào đó chúng ta ra khỏi nhà mà không soi gương, đó thật sự là một điều khó chịu vô cùng.

Ai là người phát minh ra gương soi?

Những chiếc gương thủy tinh tráng bạccó mặt trên khắp thế giới ngày nay có khởi nguồn từ nước Đức.

Vào năm 1835, nhà hóa học người Đức Justus von Liebig đã nghĩ ra một quá trình tráng một lớp mỏng bạc kim loại lên một mặt của miếng thủy tinh trong suốt. Kỹthuật này sớm được áp dụng và cải tiến thêm, cho phép sản xuất gương hàng loạt.

Tuy nhiên, theo một đánh giá hồi năm 2006 của tiến sĩ khoa học Jay Enoch trên tạp chíOptometry and Vision Science, thì dân chúng ở Anatolia – Thổ Nhĩ Kì ngày nay – đã sản xuất những chiếc gương đầu tiên làm bằng đất và đánh bóng đá ve chai (thủy tinh núi lửa) hồi khoảng 8.000 năm về trước.

Những cái gương đồng mài sau này xuất hiện ở Mesopotamia (Iraq ngày nay) và Ai Cập từ năm 4000 đến 3000 trước công nguyên. Khoảng 1.000 năm sau đó, dân chúng ở Trung và Nam Mỹbắt đầu chế tạo gương bằng đá mài, trong khi các nhà chế tạo gương ở Trung Quốc và Ấn Độ thì làm gương bằng đồng thiếc.

Mặc dù những nền văn hóa khác nhau đã độc lập sáng tạo ra những cái gương phản xạ vào những thời điểm khác nhau trong lịch sử, nhưng có lẽ thiên nhiên mới là nhà phát minh đích thực của gương soi. “Những cái gương rất sơ khai có khả năng nhất là những mặt hồ phẳng lặng và khối đá hay đất sét chứa nước”-Enoch viết.

Tất nhiên, những cái gương thiên nhiên này mờ nhạt so với những cái gương được sản xuất ngày nay.

Chiếc gương đầu tiên

Những vật dụng mang hình thái chiếc gương đầu tiên được tìm thấy trong các ngôi cổ mộ tại khu vực tiểu Á. Trong một vùng định cư có niên đại từ 6200 đến 6000 năm trước công nguyên, thuộc thời đồ đá mới tại vùng Çatal Hüyük, nhà khảo cổ Mellaart đã tìm thấy được những chiếc gương đầu tiên. Khu vực khai quật hiện nay thuộc nghĩa trang vùng Konya, phía nam Thổ Nhĩ Kỳ.

Những chiếc gương này được chế tạo bằng cáchđánh bóng obsidian(thủy tinh núi lửa, đá vỏ chai) và có một bề mặt phản chiếu hình tròn hoặc hình nón. Tuy bề mặt phản chiếu hơi lồi lõm nhưng vẫn được đánh bóng một cách có chủ đích. Đường kính mỗi chiếc gương khoảng 9cm và điều đáng chú ý là có thể phản chiếu hình ảnh khá tốt.

Các nhà khảo cổ đã khẳng định rằng:"Các vật này đã được dùng làm gương soi với đầy đủ chức năng của một bề mặt phản chiếu. Đó là một điều không thể nào tranh cãi được". Hơn nữa, các nhà khảo cổ tìm thấy chiếc gương được gắn cẩn thận trên vách của một ngôi mộ. Đồng thời, dựa trên nội dung điêu khắc trong mộ cho thấy đây là một ngôi mộ của nữ giới.

Gương hiện đại ngày nay​

Những chiếc gương hiện đại ngày nay được làm bằng bạc hoặc phun một lớp bạc hoặc nhôm lên mặt sau của một tấm thủy tinh. Phương pháp chế tạo này được phát minh bởi Justus Von Leibig vào năm 1835. Dù vậy, những tấm gương hiện đại ngày nay thường được chế tạo bằng cách nung nóng nhôm trong chân không và phủ lên bề mặt tấm kính có nhiệt độ thấp hơn. Kể từ đây, kính bắt đầu đi vào mọi khía cạnh trong cuộc sống của con người và dần trở thành một vật dụng không thể thiếu đối với mỗi gia đình.

Tấm gương đã trải qua một hành trình dài và đầy màu sắc hơn 8.000 năm trong lịch sử của con người. Từ tấm gương khổng lồ do mẹ thiên nhiên ban tặng, cho đến những phiến đá được mài nhẵn, rồi những tấm gương bằng đồng trong các lăng mộ cổ, tiếp theo là thủy tinh của người La Mã, phương pháp tráng gương của những nghệ sĩ người Ý và việc công nghiệp hóa thành công của người pháp, cuối cùng là Justus Von Leibig với phương pháp tráng bạc như ngày nay. Cuối cùng thì chúng ta đã có một tấm gương soi hoàn chỉnh.

Về mặt ý nghĩa của gương cũng trải qua bao thăng trầm, từ việc bị coi là vật dụng huyền bí với đủ các thế lực siêu nhiên, từng bị cấm vì có thể triệu hồi quỷ dữ, có khi lại được khuyến khích dùng để nhìn thấu nội tâm của bản thân, rồi được áp dụng trong quân sự hay vật trang trí xa xỉ trong các cung điện. Cuối cùng thì khi xã hội con người văn minh hơn, gương dần trở thành một vật dụng được áp dụng không chỉ trong đời sống con người mà còn trong nhiều nghiên cứu khoa học.

Thu Thủy (t/h)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
3 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Gương soi có từ bao giờ?