Theo thông tin từ Sở GD-ĐT Hà Nội, hiện tại Sở cùng Tổ chức Plan International tại Việt Nam vừa hoàn thành dự án "Trường học an toàn, thân thiện và bình đẳng" tại 20 trường học trên địa bàn thành phố.

Hà Nội: học sinh e ngại phòng tư vấn tâm lý tại các trường

Hải Yến | 07/12/2016, 11:55

Theo thông tin từ Sở GD-ĐT Hà Nội, hiện tại Sở cùng Tổ chức Plan International tại Việt Nam vừa hoàn thành dự án "Trường học an toàn, thân thiện và bình đẳng" tại 20 trường học trên địa bàn thành phố.

Dự án đã triển khai mở các phòng tư vấn tâm lý cho các em học sinh tại 20 trường THCS và THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội. Dự kiến tới cuối năm 2017, các trường THCS và THPT trên địa bàn đều có phòng tư vấn tâm lý với nguồn kinh phí trước mắt từ nguồnxã hội hóa.

Hà Nội hiện có 939 trường THCS và THPT, tuy nhiên ngoài 20 trường được xây dựng phòng tư vấn tâm lý chuyên biệt với đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị và cán bộ tư vấn trực hằng ngày, hiện có rất ít trường triển khai được mô hình này.

Chia sẻ với báo điện tử Một Thế Giới, đại diện trường THCS Nguyễn Du cho biết nhà trường đang gặp khó khăn về kinh phíkhi xây dựng phòng tư vấn tâm lý. Khó khăn về kinh phíthì có thể khắc phụcnhưng quan trọng hơn làviệc thuyết phục các em an tâm, tin tưởng tới phòng tư vấn để trình bày những vướng mắcđang gặp phải.

"Thường thì các em hay tâm sự với bạn bè,trên các diễn đàn hoặc những người mà các em cảm thấy an toàn. Các emít khi tìm tới giáo viên tâm lý để xin tư vấn nênviệc nắm bắt tâm lý các em cũng gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, công tác trao đổi thông tin giữa nhà trường và gia đình các học sinh chưa hiệu quả, chưa thường xuyên. Thậm chí, nhiều gia đình chưa nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục trong gia đình đối với học sinh", đại diện trường THCS Nguyễn Du chia sẻ.

Các em học sinh đều mang tâm lý e ngại khi đến phòng tư vấn tâm lý

Theo khảo sát tháng 11.2016 trên 31.000 học sinh tại 20 trường thí điểm dự án của Hà Nội, 50% học sinh cho rằng việccó phòng tư vấn tâm lý trường học sẽ khiến các em cảm thấy an toàn hơn. Trong 3 năm có 2.800 học sinh tìm đến phòng tham vấn. Các trường học có phòng tư vấn thì tỷ lệ học sinh bị bạo hành tinh thần lẫn thể chất giảm hẳn, trong đó bạo lực tinh thần giảm từ 63% xuống còn 7% sau 3 năm.

Cũng theo khảo sát này, khi trường chưa triển khai phòng tư vấn tâm lý, rất ít học sinh cho biết sẽ tìm đến cha mẹ, giáo viên để hỗ trợ khi bị đe đọa hay gặp vướng mắc. Cụ thể, có 42% học sinh bị bạo lực thân thể, 68% bị bạo lực tinh thần và 36% em bị bạo lực tình dục thườngâm thầm tự tìm cách giải quyết. Sau 3 năm đưa phòng tâm lý vào trường học, có tới 30% cho rằngsẽ hành động khi chứng kiến bạo lực học đường và nhiều học sinh sẵn sàng tìm đến giáo viên, chuyên gia để được tham vấn.

Khi được hỏi về việc có đếnphòng tư vấn tâm lý khi gặp vướng mắchay không, các học sinh đã cónhiều ý kiến trái ngược nhau.Theo đó, 30% trả lời không đến, 20% “lo sợcác bạn cho rằngbị tâm thần” và100% đều trả lời rất ngại với bạn bè khi vào phòng tư vấntâm lý. Một số em khẳng định khi gặp chuyện buồnthường không thích chia sẻ với ai và lại càng không thích nói chuyện của mình với một người xa lạ. Các em sợ chuyên viên tư vấn tâm lý sẽ tiết lộ việc riêngvới người khác nên không tin tưởng vào chuyên viên tâm lý.

“Chuyên viên tư vấn không hiểu mình, không quan tâm mìnhthì làm sao có thể nói chuyện với họ. Nếu họ quan tâm thì đã tự tìm đến mình rồi”, một học sinh thổ lộ. Các em cũng cho biết rắc rối về tâm lý ở lứa tuổi phổ thông thường gặp là thầy cô la mắng, xích mích với bạn bè, chuyện tình cảm riêng tư và cũng không ít em trả lời rằng bị ám ảnh bởi một nhân vật nào đó trong phim. Ngoài ra, các em phải đối mặt với thay đổi về tâmsinh lý do lứa tuổi,vấn đề tình dục - giới tính;cách xử lý khi bị ba mẹ, thầy cô mắng oan, bạn bè hiểu lầm; xử lý thế nào khi thầy cô thành kiến với mình; làm thế nào để xin tiền ba mẹ mà không bị từ chối…

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho rằng, rất cần thiết phải có mô hình tư vấn tâm lý trong trường học, đặc biệt là tại các trường THCS, THPT. Lâu nay do không có biên chế vị trí cán bộ tư vấn nên gánh nặng đèlên vai giáo viên chủ nhiệm đã khiếnxảy ra nhiều việc không mong muốn đối vớicác em học sinh.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hà Nội: học sinh e ngại phòng tư vấn tâm lý tại các trường