Cục Thuế Hà Nội cho biết cơ quan này đã thu được hơn 2.660 tỉ đồng nợ thuế. Trong đó, thực hiện cưỡng chế bằng hình thức trừ tiền từ tài khoản là 1.418 tỉ đồng.

Hà Nội: Khó đòi nợ, Cục Thuế cưỡng chế thu được hơn 1.400 tỉ đồng

tuyetnhung | 19/06/2019, 05:57

Cục Thuế Hà Nội cho biết cơ quan này đã thu được hơn 2.660 tỉ đồng nợ thuế. Trong đó, thực hiện cưỡng chế bằng hình thức trừ tiền từ tài khoản là 1.418 tỉ đồng.

Theo báo cáo của Cục Thuế Hà Nội, 5 tháng đầu năm 2019, cơ quan này đã thực hiện cưỡng chế hóa đơn đối với 2.423 đơn vị với số tiền nợ là 1.825 tỉ đồng; công khai thông tin nợ thuế đối với 574 doanh nghiệp nợ thuế với tổng số thuế đăng công khai là 4.747 tỉ đồng.

Báo cáo của Cục Thuế Hà Nội cũng cho thấy trong các năm từ 2016 -2018, số nợ tại đơn vị liên tục giảm. Cụ thể, năm 2016 giảm 14,3% so với năm 2015; năm 2017 giảm 24,2% so với năm 2016; năm 2018 giảm 15,8% so với năm 2017.

Đại diện Cục Thuế Hà Nội cho biết, với trường hợp cố tình chây ì nợ thuế, cơ quan này sẽ kiên quyết áp dụng các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế. Một trong những biện pháp khá hiệu quả là thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng. Ngoài ra, cục thuế cũng phối hợp với cơ quan thông tấn, báo chí công khai thông tin doanh nghiệp nợ thuế.

Theo lãnh đạo Cục Thuế Hà Nội, đến hết tháng 5.2019 cục thuế đã thu được hơn 2.660 tỉ đồng nợ thuế. Trong đó thực hiện cưỡng chế bằng hình thức trừ tiền từ tài khoản đối với 3.966 đơn vị, với số tiền nợ là 1.418 tỉ đồng.

Liên quan đến việc cưỡng chế nợ thuế và những khó khăn tồn tại, Tổng cục Thuế cho rằng hiện Luật Quản lý thuế quy định người nộp thuế được kê khai bổ sung quá nhiều lần dẫn đến ảnh hưởng đến số liệu nợ và phát sinh tiền chậm nộp, gây khó khăn cho công tác đối chiếu và cưỡng chế thu nợ thuế.

“Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước phức tạp, số lượng mục, tiểu mục quá nhiều dẫn đến nhiều người nộp thuế, các ngân hàng thương mại gặp nhiều khó khăn, nhầm lẫn trong việc xác định mục, tiểu mục để nộp tiền thuế, cơ quan thuế và Kho bạc Nhà nước hạch toán thu, nộp ngân sách nhà nước dẫn đến làm phát sinh nợ chờ điều chỉnh”, cơ quan này nêu.

Cũng theo Tổng cục Thuế, các biện pháp cưỡng chế tiếp theo như kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên, thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác nắm giữ gặp khó khăn, khó thực hiện được vì đối tượng cưỡng chế thường không còn tài sản, hay tài sản đã thế chấp tại các tổ chức tín dụng. Sự phối hợp giữa cơ quan thuế với một số cơ quan liên quan trong công tác quản lý nợ thuế như ngân hàng, công an, toà án, thi hành án, Kế hoạch và Đầu tư.... hiệu quả chưa cao.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 2: Các lĩnh vực đều tăng tốc, bứt phá
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 và quý 1/2024 tiếp tục là một trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, nuôi trồng thủy sản phát triển khá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hà Nội: Khó đòi nợ, Cục Thuế cưỡng chế thu được hơn 1.400 tỉ đồng