Sáng 20.4, HĐXX TAND Cấp cao tại Hà Nội tiếp tục tiến hành xét xử phúc thẩm vụ án Hà Văn Thắm cùng đồng phạm. Theo đó, HĐXX chuyển sang xét hỏi các bị cáo để làm rõ tội danh “Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động tổ chức tín dụng” và tội “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.

Hà Văn Thắm: Nếu Nguyễn Xuân Sơn chiếm đoạt, bị cáo cũng là bị hại

Thu Anh | 20/04/2018, 12:01

Sáng 20.4, HĐXX TAND Cấp cao tại Hà Nội tiếp tục tiến hành xét xử phúc thẩm vụ án Hà Văn Thắm cùng đồng phạm. Theo đó, HĐXX chuyển sang xét hỏi các bị cáo để làm rõ tội danh “Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động tổ chức tín dụng” và tội “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.

Hà Văn Thắm cũng là bị hại?

Trước hết, về tội danh “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản” liên quan tới công ty BSC (công ty sân sau của Hà Văn Thắm), bị cáo Nguyễn Văn Hoàn -nguyên Phó TGĐ OceanBank khai: không nắm được chức năng hoạt động của công ty này và chỉ biết đó là công ty của Chủ tịch Hà Văn Thắm.

Đối chất tại tòa, bị cáo Hà Văn Thắm khai nhận: Công ty BSC là do bị cáo thành lập và là chủ trương của bị cáo. BSC làm việc với một số khách hàng thỏa thuận về phí dịch vụ và chủ trương thành lập BSC là làm thật, hưởng thật.

Bản án sơ thẩm quy kết, để có nguồn tiền thu chăm sóc khách hàng (CSKH), Hà Văn Thắm quyết định sử dụng công ty BSCthực hiện việc ký hợp đồng làm dịch vụ đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn tại OceanBank để thu phí. Tại đây, Hà Văn Thắm giao cho Nguyễn Văn Hoàn triển khai việc thực hiện ký hợp đồng dịch vụ tại các khối nghiệp vụ thuộc Hội sở và Chi nhánh OceanBank đối với khách hàng vay vốn để thu phí.

Theo bị cáo Thắm, trong khoản tiền BSC thu được, có 3 nguồn phải chi, bao gồm: hoạt động kinh doanh, nộp thuế, số còn lại là chi cho Nguyễn Xuân Sơn – nguyên TGĐ OceanBank.

Liên quan tới số tiền 69 tỉ đồng của công ty BSC chi cho Nguyễn Xuân Sơn, theo bị cáo Thắm hiểu đó là tiền của bị cáo. Số tiền đó được chi cho NguyễnXuân Sơn để chăm sóc khách hàng Dầu khí, không phải để Sơn chiếm đoạt. Nếu bị cáo Sơn chiếm đoạt thì bị cáo cũng là người bị hại.

Bị cáo Nguyễn Văn Hoàn- nguyên Phó TGĐ OceanBank - Ảnh: M.Hùng

Phong tỏa tài khoản nhằm loại trừ rủi ro

Tiếp tục làm rõ tội danh “Vi phạm quy định cho vay”, các luật sư tiến hành xét hỏi các bị cáo để làm rõ về khoản vay 500 tỉ đồng của Công ty Trung Dung, cũng như làm rõ cam kết 3 bên giữa OceanBank – công ty Trung Dung – ngân hàng Đại Tín (Hà Văn Thắm – Phạm Công Danh – Hứa Thị Phấn).

Theo đó, bị cáo Hà Văn Thắm cho biết không có sự bàn bạc với Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Thanh) về mục đích cho vay. Bị cáo Thắm cũng khẳng định không nhờ bà Hứa Thị Phấn cho ông Danh mượn tài sản để thế chấp.

Về vấn đề phongtỏa tài khoản 500 tỉ đồng được chuyển từ OceanBank sang các tài khoản ở Ngân hàng Đại Tín, bị cáo Nguyễn Văn Hoàn – nguyên Phó TGĐ OceanBank giải thích việc phong tỏa là nhằm loại trừ rủi ro. Đây là khoản vay có thời hạn. Bản thân bị cáo cũng được nhân viên báo cáo chưa xác định được khoản vay 500 tỉ đồng này sử dụng sai mục đích. Nếu xác định được sử dụng sai mục đích thì sẽ thu hồi bằng được.

Trước khi có khoản vay 500 tỉ đồng, bị cáo Hoàn khai có được biết công ty Trung Dung có khoản vay hơn 100 tỉ đồng và đã trả rất đúng hạn. Tuy nhiên, bị cáo nhận thấy hồ sơ này yếu về tài sản đảm bảotỉ lệ cho vay vượt quá giá trị đảm bảo tại thời điểm đánh giá.

Bị cáo Hoàn cũng cho rằng việc ký biên bản cam kết 3 bên là biện pháp phòng ngừa việc khách hàng sử dụng tiền sai quy định và bản thân bị cáo và phía OceanBank đã làm hết sức.

Theo cáo trạng, đầu năm 2012, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có chủ trương tái cơ cấu và sápnhập các ngân hàng TMCP yếu kém, do muốn thâu tóm một số ngân hàng TMCP về ngân hàng Đại Dương nên Hà Văn Thắm đến gặp bà Hứa Thị Phấn là cổ đông lớn, đại diện nhóm cổ đông của ngân hàng TMCP Đại Tín đặt vấn đề chuyển giao lại ngân hàng Đại Tín cho Thắm.

Ngày 23.2.2012, bà Phấn giao cho cháu gái là thành viên của HĐQT, Phó Giám đốc Ngân hàng Đại Tín ký hợp đồng kinh tế với Hà Văn Thắm để bán hơn 84,92% vốn điều lệ của Ngân hàng Đại Tín. Sau khi cho người vào điều hành, tiếp quản Ngân hàng Đại Tín phát hiện một số khoản vay lớn, dư nợ xấu không có khả năng thu hồi cũng như nhiều mối quan hệ phức tạp giữa bà Phấn và nhóm khách hàng nên Hà Văn Thắm nảy sinh ý định chuyển nhượng lại Ngân hàng Đại Tín.

Hà Văn Thắm có quen biết Phạm Công Danh. Khi Thắm không muốn tiếp cận Ngân hàng Đại Tín, Thắm đã gặp Danh để đặt vấn đề và được Danh đồng ý mua lại Ngân hàng Đại Tín từ Thắm.

Giữa tháng 11.2012, Hà Văn Thắm, Phạm Công Danh và bà Hứa Thị Phấn bàn bạc và thống nhất với Thắm sẽ cho Danh vay 500 tỉ đồng từ Ngân hàng Đại Dương và thế chấp bằng tài sản của bà Hứa Thị Phấn. Số tiền 500 tỉ đồng mà OceanBank cho Phạm Công Danh vay được Hà Văn Thắm và Danh thống nhất sử dụng pháp nhân để vay tiền là Công ty Trung Dung.

Với cương vị là Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch Hội đồng tín dụng của OceanBank, Hà Văn Thắm cùng Nguyễn Văn Hoàn – Phó TGĐ đã đồng ý và ký quyết định cho vay đối với công ty Trung Dung và bản chất là cho Phạm Công Danh vay 500 tỉ đồng.

Nhã Thanh

Nhiều nữ lãnh đạo OceanBank nghẹn ngào xin hưởng án treo

Thuộc cấp của Hà Văn Thắm đồng loạt xin miễn trách nhiệm hình sự
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hà Văn Thắm: Nếu Nguyễn Xuân Sơn chiếm đoạt, bị cáo cũng là bị hại