Nghỉ mất sức lao động năm 1987 nhưng gần 30 năm qua bà Lê Hồng Xuân ở Thới Bình (Cà Mau) không nhận được tiền hỗ trợ cho đối tượng chính sách. Còn em bà thì đất bị chuyển tên cho người khác một cách khó hiểu.

Hai chị em nữ thương binh 30 năm đi khiếu kiện

Duy Khang | 31/08/2016, 14:16

Nghỉ mất sức lao động năm 1987 nhưng gần 30 năm qua bà Lê Hồng Xuân ở Thới Bình (Cà Mau) không nhận được tiền hỗ trợ cho đối tượng chính sách. Còn em bà thì đất bị chuyển tên cho người khác một cách khó hiểu.

Những ngày gần đây, bà Lê Hồng Xuân (bí danh Chính Nguyệt, 75 tuổi, ngụ xã Thới Bình, huyện Thới Bình, Cà Mau) tiếp tục chạy ngược xuôi để gửi đơn cho cơ quan chức năng yêu cầu giải quyết chế độ chính sách bị chính quyền địa phương "ém" suốt gần 30 năm.

Trongsuốt nhữngnăm qua, nữ thương binh hạng 4/4 này đi khắp nơi để gửi đơn kêu cứu nhưng không được cơ quan chức năng ở huyện Thới Bình và tỉnh Cà Mau giải quyết dứt điểm. Đây có thể là chuyện hy hữu của cuộc đời và gia đình bà lão từng là giao liên, hoạt động cách mạng nhiều năm và vừa được nhận danh hiệu 55 năm tuổi Đảng.

Nỗi buồn 30 năm của nữ thương binh 4/4

Cán bộ lão thành Lê Hồng Xuân cho biết, năm 1966, bà là cán bộ của Huyện đội Thới Bình. Vài năm sau đó, bà được tổ chức phân công làm Chủ nhiệm HTX mua bán của xã Thới Bình. Sau khi trải qua nhiều chức vụ khác nhau, năm 1987, bà Xuân được nghỉ theo chế độ vì mất sức lao động 61%. Ban tổ chức Huyện ủy Thới Bình họp, thống nhất cho nữ cán bộ này được hưởng chính sách một lần, mức lương 290 đồng/tháng.

Nhưng 2 năm sau, bà Xuân không thấy ngân sách trả tiền cho mình nên khiếu nại. Tháng 4.2005, Thanh tra Bộ LĐTB&XH có công văn yêu cầu UBND huyện Thới Bình giải quyết vụ việc. Tuy nhiên, 11 năm trôi qua mà bà Xuân vẫn chưa nhận được đồng nào.

Ông Võ Hoàng Hiệp, nguyên Bí thư Huyện ủy Thới Bình (hiện là Chủ tịch các Hội Liên hiệp hữu nghị tỉnh Cà Mau) cho biết, ông từng nhận đơn của bà Xuân và chỉ đạo cơ quan thẩm quyền của huyện giải quyết. Tuy nhiên, sau đó ông Hiệp chuyển công tác về Sở LĐTB&XH Cà Mau thì khiếu nại của bà Xuân tiếp tục bị"trôi".

Phó chủ tịch UBND huyện Thới Bình là ông Nguyễn Tráng Kiện, nói không biết chuyện của bà Xuân. Chủ tịch UBND huyện Thới Bình Trần Văn Dũng thì cho biết, ông mới làm lãnh đạo huyện từ năm 2015 nên chưa nắm được sự việc. Còn ông Nguyễn HoàngBé,Trưởng phòng LĐTB&XH huyện Thới Bình thì nói: "Vụ này bà Xuân nên liên hệ với Phòng Nội vụ chứ nơi đây không có thẩm quyền giải quyết".

Huân chương kháng chiến hạng Nhất của bà Lê Hồng Xuân

"Đến ngày Thương binh liệt sĩ 27.7 hàng năm, nhiều người hỏi tôi có hưởng chế độ chưa. Tôi ngậm ngùi nói rằngkhiếu nại gần 30 năm mà chưa có đồng nào. Tiền không quan trọng, chỉ cần Nhà nước giải quyết sao cho đúng chính sách của người có công", bà Xuân nói.

Sau ngày Thương binh liệt sĩ năm nay, bà Xuân tiếp tục nhờ các con đưa đến Huyện ủy, UBND huyện Thới Bìnhnộp đơn để tiếp tục tìm cơ hội lấylại công bằng cho mình dù cơ hội mong manh.

Trung tuần tháng 8, Phó chủ tịch UBND huyện Thới Bình là ông Lý Minh Vững ký công văn 1697, gửi Phòng Nội vụ huyện với nội dung đã nhận được đơn của bà Lê Hồng Xuân. Đơn đề ngày 8.8.2016, về việc giải quyết chế độ chính sách theo biên bản của Hội đồng xét duyệt lương huyện Thới Bình năm 1989-1999.

Vấn đề này, Chủ tịch UBND huyện Thới Bình có ý kiến như sau: "Giao cho Phòng Nội vụ nghiên cứu nội dung đơn của bà Xuân, đồng thời đề xuất biện pháp giải quyết gửi về Chủ tịch UBND huyện Thới Bình trước ngày 25.8". Tuy nhiên, hiện đã bước sang tháng 9.2016 nhưng huyện Thới Bình vẫn chưa có động thái nào về việc trả lời và giải quyết chế độ cho nữ thương binh.

Bỗng dưng mất đất

Không chỉ có bà Xuân khiếu nại ròng rã mà người em của bàcũng liên tục đi gửi đơn để yêu cầu chính quyền huyện Thới Bình giải quyết dứt điểm tranh chấp đất đai của mình. Đó là bà Lê Hồng Thấm, còn gọi là Hồng Thắm, em ruột nữ thương binh Lê Hồng Xuân.

Vụ việc của bà Thắm, TAND huyện Thới Bình từng trả đơn, không đồng ý giải quyết nhưng trước sự kiên nhẫn của gia đình và nữ đương sự, mới đây, cơ quan cầm cán cân công lý mới chịu thụ lý vụ án.

Ngày 31.8, lãnh đạo TAND huyện Thới Bình xác nhậnnơi đây đang thụ lý vụ án Tranh chấp quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn Lê Hồng Thắm (70 tuổi, ngụ xã Hồ Thị Kỷ) kiện ông Nguyễn Văn Lịnh (tên gọi khác Nguyễn Văn Linh, 54 tuổi, ở thị trấn Thới Bình). Tranh chấp này đãkéo dài hơn 20 năm.

Theo hồ sơ tố tụng, tháng 7.1988, ông Nguyễn Văn Sao đại diện thân tộc chuyển nhượng cho bà Thắm 1.296 m2 đất ở ấp 3, nay là khóm 8, thị trấn Thới Bình. Đất này có nguồn gốc của ông Nguyễn Văn Huê là em ruột ông Sao. Lúc đó chưa có Luật Đất đai nên bên bán họp thân tộc và thống nhất làm tờ giao kèo cho bà Thắm vàđược UBND thị trấn Thới Bình xác nhận.

Trong lúc bà Thắm canh tác trên phần đất mua của gia đình ông Sao thì năm 1993, cháu nội ông Huê là Nguyễn Văn Lịnh không cho bà Thắm sử dụng. Ông Lịnh đưa ra lý dođây là đất “phủ ấm” của ông nội để lại nên bà Thắm gửi đơn đến các cơ quan chức năng ở Thới Bình để khiếu nại.

Khi vụ việc chưa được giải quyết dứt điểm thì ông Lịnh đưa ra Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên mình, do Chủ tịch UBND huyện Thới Bình là ông Lê Thành Công (còn gọi là Lê Văn Miễn, hay Tám Công) ký ngày 15.1.1993.

Đất của bà Lê Hồng Thắm nhưng sổ đỏ mang tên người khác và chữ ký của Phó chủ tịch huyện phía dưới sau khi cán bộ này chuyển công tác 3 năm

"Đây là sổ đỏ khống vì ngày 12.10.1991, UBND tỉnh Minh Hải đã có quyết định phân công ông Tám Công làm Phó chủ tịch Trọng tài kinh tế tỉnh Minh Hải.Có được sổ đỏ, ông Lịnh đã sang tên cho nhiều người khác", bà Thắm nói.

Tại phiên hòa giải ngày 16.6.2016, đại diện nguyên đơn yêu cầu bị đơn trả lại 1.296 m2 đất ở thị trấn Thới Bình và bồi thường 10 triệu đồng là chi phí đi khiếu kiện trên 20 năm. Ngoài ra, gia đình bà Thắm còn yêu cầu cơ quan chức năng xử lý việc "ký khống" sổ đỏ của nguyên Chủ tịch UBND huyện Thới Bình.

Không đồng ý với yêu cầu của nguyên đơn, ông Lịnh cho rằng đất đang tranh chấp là do ông nội ông để lại. Trước khi mất, nội ông có cho chị em bà Thắm thuê vào năm 1986 đến 2001 hết hợp đồng. Hiệnđất này do em ruột và 2 người cô ông Lịnh cùngmột hàng xóm quản lý.

Nguyên Chủ tịch UBND huyện Thới BìnhLê Thành Công cho biết: "Chữ ký trên sổ đỏ đúng là của tôi nhưng nội dung đã bị giả mạo, tẩy xóa. Trước khi chuyển công tác, tôi có ký một số sổ đỏ thí điểm ở thị trấn Thới Bình nhưng người dân không nhận. Những sổ đỏ này sau đó bị ai đó lấy mang đi tẩy xóa, thay tên chủ đất".

3 tháng trước, đại tá Trương Ngọc Danh, Phó giám đốc Công an tỉnh Cà Mau ký văn bản số 221 trả lời bà Thắm với nội dung sổ đỏ của ông Lịnh do ông Công ký năm 1993 là không đúng vì lúc đó cán bộ này đã chuyển công tác. Tuy nhiên, cơ quan điều tra cho rằng vụ này chưa có dấu hiệu hình sự nên thẩm quyền giải quyết thuộc tòa án.

"Mấy chục năm khiếu kiện đòi đất tốn nhiều tiền và thời gian mà chưa được. Tôi mong tòa án sớm đưa vụ việc ra xét xử, tuyên tôi được ông Lịnh trả đất để canh tác nhằm an dưỡng tuổi già", bà Thắm chia sẻ.

Rất mong các ngành chức năng của huyện Thới Bình sớm giải quyết có tình, có lý và đúng pháp luật để trả lại công bằng cho chị em nữ thương binh có nhiều đóng góp cho cách mạng.

Hàm Yên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vùng Đông Nam Bộ là đầu tàu về kinh tế số, khoa học công nghệ của cả nước
2 giờ trước Khoa học - công nghệ
Sáng nay 5.5, tại tỉnh Tây Ninh, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Hội đồng Điều phối vùng Đông Nam Bộ chủ trì hội nghị lần thứ 3 của hội đồng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hai chị em nữ thương binh 30 năm đi khiếu kiện