Những mô hình tiểu cảnh mà Đinh Văn Sang (SN 1980) và Nguyễn Anh Minh (SN 1990, cùng là công chức tỉnh An Giang) thực hiện chủ yếu là các kiến trúc xưa cũ, mang đậm chất miền Tây Nam Bộ.

Hai công chức An Giang gìn giữ kiến trúc xưa trong mô hình tiểu cảnh

Tô Văn | 15/11/2021, 16:12

Những mô hình tiểu cảnh mà Đinh Văn Sang (SN 1980) và Nguyễn Anh Minh (SN 1990, cùng là công chức tỉnh An Giang) thực hiện chủ yếu là các kiến trúc xưa cũ, mang đậm chất miền Tây Nam Bộ.

Minh và Sang gặp nhau tại một quán cà phê và bắt đầu nhận thấy niềm say mê với việc làm mô hình tiểu cảnh thu nhỏ về những ngôi nhà sàn, ghe, thuyền, đình chùa, nhà cổ đặc trưng kiến trúc của Việt Nam.

4-tieu-canh.jpg
Minh (trái) và Sang gặp nhau tại một quán cà phê và bắt đầu nhận thấy niềm say mê với việc làm mô hình tiểu cảnh thu nhỏ - Ảnh: Tô Văn
2-tieu-canh.jpg
Anh Sang khoe chiếc ghe chạy động cơ máy vừa mới hoàn thành - Ảnh: Tô Văn 

Hàng chục mô hình tiểu cảnh Minh và Sang được thực hiện hơn khoảng chừng một năm. Quá trình làm không lâu lắm nhưng lên ý tưởng, thu thập tư liệu là khâu mất nhiều thời gian nhất.

“Từ nhỏ chúng tôi sống vùng sông nước, nhìn thấy cảnh đồng quê rất đẹp. Khi lớn lên ít hiếm khi thấy lại hoạt cảnh thời ấu thơ. Vì vậy, chúng tôi lên ý tưởng để làm tiểu cảnh mô hình miền Tây Nam Bộ thu nhỏ thử xem sao. Chất liệu chúng tôi sử dụng thường xốp ép cứng, keo dán sắt, dao rọc giấy, kéo, màu sơn tường. Trước khi bắt đầu thực hiện một mô hình tiểu cảnh, đầu tiên phải dựng sườn và tạo dáng, đo chiều dài, tỷ lệ, khi hoàn thành xong mô hình là tới phần sơn là quan trọng nhất. Vì phần màu sơn sẽ làm nổi bật, sống động cho hoạt cảnh mình làm”, anh Sang chia sẻ.

1-tieu-canh.jpg
Anh Minh bên mô hình nhà sàn - Ảnh: Tô Văn
3-tieu-canh.jpg
Nhà sàn thu nhỏ cận cảnh - Ảnh: Tô Văn

Còn theo anh Minh, cái khó nhất khi làm ghe, thuyền hay nhà sàn thì điều quan trọng nhất là phải có những chi tiết nhỏ như máy cole (động cơ chạy ghe, thuyền), bàn ghế, nhà vệ sinh, lu, khạp, hũ đựng nước sinh hoạt, ăng ten ti vi, quần áo và con người.

“Thông thường, kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ kiểu nhà sàn hướng ra sông, bởi đi lại của bà con phần lớn dựa vào kênh, sông, luồng, rạch. Nhà như chiếc ghe, mũi ghe phải quay thẳng ra sông nên cửa chính được trổ ngay nơi vách đầu hồi. Cửa chính ra vào thường thấp hơn đầu người nằm mục đích người lạ vào nhà phải cúi thấp để chào ngôi nhà và chào chủ nhà.

Kiến trúc ngôi nhà từ lan can đến hết các khung cửa được chạm khắc công phu, có chim muông, hoa lá với đường nét, góc cạnh khá cầu kỳ, tinh xảo lồng vào nhau rất đẹp. Chỉ cần nhìn vào cột chống nhà sàn và nét trạm trổ là phân biệt được mức độ giàu nghèo của gia chủ. Những đặc tính riêng biệt đó nếu không quan sát, chăm chút từng chi tiết nhỏ thì rất khó thành công để hoàn thành mô hình nhà sàn miền Tây Nam Bộ”, anh Minh nói.

6-tieu-canh.jpg
Những tiểu cảnh của Minh và Sang giờ đây đã hoàn thiện với mong muốn có thể lưu giữ hình ảnh quý giá đậm chất miền Tây Nam Bộ - Ảnh: Tô Văn
7-tieu-canh.jpg
Về nhà ở dân gian, hai anh Minh, Sang thường mô phỏng những ngôi nhà sàn cách đây hơn nửa thế kỷ - Ảnh: Tô Văn
12-tieu-canh.jpg
Nhà vệ sinh, bàn ghế, ăng ten tivi đều được anh Minh và Sang làm chi tiết giống như thật - Ảnh: Tô Văn

Mỗi tiểu cảnh hoàn thành là một đứa con tinh thần ra đời bằng cả tâm huyết của cả hai người. Từ sở thích đơn thuần, giờ đây những tiểu cảnh của Minh và Sang đã hoàn thiện với mong muốn có thể lưu giữ hình ảnh quý giá đậm chất miền Tây Nam Bộ.

Để tiểu cảnh chân thật nhất, từng miếng vách, cây cột, hay vật dụng trong nhà, trên ghe đều phải giống đồ thật. Những họa tiết đó trong tiểu cảnh đều được cả hai ngồi gọt tỉa tót và uốn nắn từng chi tiết nhỏ nhất.

5-tieu-canh.jpg
10-tieu-canh.jpg
9-tieu-canh.jpg
Những tiểu cảnh đình chùa, hai anh lấy cảm hứng từ những kiến trúc riêng từ thời Lý, thời Nguyễn - Ảnh: Tô Văn 

Những tiểu cảnh đình chùa, hai anh Minh, Sang lấy cảm hứng từ những kiến trúc đặc trưng riêng thời Lý, thời Nguyễn với những chi tiết ở phần mái, đuôi phượng độc đáo. Về nhà ở dân gian, cả hai thường mô phỏng những ngôi nhà sàn cách đây hơn nữa thế kỷ.

Mỗi tác phẩm là một hành trình để Minh, Sang tìm về lịch sử, cội nguồn, như ngược dòng về những năm tháng xưa cũ. Cả hai luôn cố gắng tái hiện những chi tiết thật nhất, đúng nhất với bản mẫu và giữ được trọn vẹn hồn cốt của công trình thực ngoài đời trong từng tiểu cảnh.

Hiện nay, Minh và Sang mong muốn làm thêm nhiều công trình cổ xưa như: Đèn bốn ngọn, Trung tâm thương mại Long Xuyên, Rạp hát Thanh Liêm… và dự định làm một kênh Youtube để hướng dẫn kỹ thuật làm mô hình, đồng thời mời gọi mọi người cùng tham gia với thú chơi này nhằm chia sẻ những kỷ niệm của tuổi thơ đã gắn liền.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hai công chức An Giang gìn giữ kiến trúc xưa trong mô hình tiểu cảnh