Hải Dương đã và đang từng bước ứng dụng các nền tảng công nghệ số, như trí tuệ nhân tạo, học máy, dữ liệu lớn.

Hải Dương ứng dụng các nền tảng công nghệ số trong nhiều lĩnh vực

Bài: Thu Anh; Ảnh: Vũ Nguyệt Thiên | 18/08/2023, 14:56

Hải Dương đã và đang từng bước ứng dụng các nền tảng công nghệ số, như trí tuệ nhân tạo, học máy, dữ liệu lớn.

Từng bước chuyển đổi sang môi trường số

Ngày 18.8 tại TP.Hải Dương, Sở TT-TT phối hợp với Viện Nghiên cứu cao cấp về toán tổ chức Hội nghị cập nhật kiến thức về Fintech (công nghệ tài chính), AI (trí tuệ nhân tạo), Blockchain (công nghệ chuỗi khối), Cloud (công nghệ điện toán đám mây) cho nhà quản lý và hoạch định chính sách.

Tại hội nghị, ông Trần Đức Thắng - Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương cho biết tỉnh đã lựa chọn con đường phát triển theo hướng tăng trưởng xanh và chuyển đổi số, gọi tắt là “Xanh - Số”.

Đây là chiến lược phát triển xuyên suốt, bao trùm của tỉnh; trong đó phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số là nhân tố quyết định để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của tỉnh trước mắt cũng như lâu dài.

hai-duong-tung-buoc-ung-dung-cac-nen-tang-cong-nghe-so-4-.jpg
Khu vực Triển lãm sản phẩm ứng dụng công nghệ Fintech, AI, Blockchain - Ảnh: Vũ Nguyệt Thiên

Theo ông Trần Đức Thắng, thời gian qua, Hải Dương đã và đang từng bước xây dựng chính quyền điện tử hướng đến chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Trong đó, tỉnh đã ứng dụng các nền tảng công nghệ số như trí tuệ nhân tạo, học máy, dữ liệu lớn... để phát triển các trụ cột, nhằm chuyển đổi cách thức hoạt động, chỉ đạo, điều hành từ mô hình truyền thống sang môi trường số.

“Điều này giúp từng bước cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh nhằm thu hút các doanh nghiệp công nghệ lớn vào đầu tư và khởi nghiệp tại tỉnh”, Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh.

Theo công bố của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, kết quả năm 2022, Hải Dương đứng thứ 13 trong 63 tỉnh thành về chuyển đổi số (tăng 1 bậc so với năm 2021). Trong đó, hoạt động chính quyền số xếp thứ 15/63, hoạt động kinh tế số xếp thứ 7/63, hoạt động xã hội số xếp thứ 4/63; cổng dịch vụ công trực tuyến xếp thứ 4/63 tỉnh thành.

hai-duong-tung-buoc-ung-dung-cac-nen-tang-cong-nghe-so.jpg
Hội nghị được tổ chức vào sáng 18.8 tại TP.Hải Dương - Ảnh: Vũ Nguyệt Thiên

Nâng cao nhận thức số

Tại hội nghị, ông Nguyễn Cao Thắng - Giám đốc Sở TT-TT Hải Dương cho biết việc sở phối hợp với Viện Nghiên cứu về toán tổ chức hội nghị trước hết để hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức số cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và cộng đồng.

Sau đó, Sở TT-TT sẽ phối hợp với các sở ngành của tỉnh cùng các đơn vị liên quan để tham mưu cho tỉnh xác định một số nhiệm vụ trọng tâm, nhằm phát triển, ứng dụng các nền tảng công nghệ phục vụ cho chuyển đổi số, ưu tiên nghiên cứu một số công nghệ cốt lõi có thể đi tắt đón đầu và có khả năng bứt phá mạnh mẽ. Điển hình như Fintech, AI, Blockchain, Cloud… để tạo ra mô hình quản lý, kinh doanh mới; các sản phẩm, dịch vụ có giá trị cao.

“Đây là giải pháp ưu việt mang đến hiệu quả thiết thực cho chính quyền, người dân và doanh nghiệp”, ông Thắng nói.

hai-duong-tung-buoc-ung-dung-cac-nen-tang-cong-nghe-so-2-.jpg
Sự kiện có sự tham gia của GS Ngô Bảo Châu - Ảnh: Vũ Nguyệt Thiên
hai-duong-tung-buoc-ung-dung-cac-nen-tang-cong-nghe-so-3-.jpg
Khu vực Triển lãm các sản phẩm ứng dụng công nghệ AI, Blockchain, Cloud - Ảnh: Vũ Nguyệt Thiên

GS David (Đức) Trần (Đại học Masachussetts, Mỹ) cho biết Blockchain được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, như dịch vụ tài chính, sản xuất công nghiệp, năng lượng, y tế, truyền thông, giải trí… Trong đó, tài chính là lĩnh vực bị ảnh hưởng, nhưng cũng được hưởng lợi nhất bởi công nghệ Blockchain. Hệ thống tài chính cần có tính mở, dễ kết nối, và “nói chuyện” được giữa các ứng dụng và hệ thống khác nhau. Các phương pháp thanh toán ngay lập tức, chi phí gần như là miễn phí và dễ dàng sử dụng…

Ngoài ra, GS cũng cho rằng số hóa dịch vụ, thông tin sẽ giúp hạn chế công việc tay chân, giảm chi phí, giúp mở rộng nhiều dịch vụ mới, mang đến những giá trị mới. Chuyển đổi số sẽ mang lại tăng trưởng GDP lớn cho nền kinh tế…

Bài liên quan
Hơn 74.000 Tổ Công nghệ số cộng đồng được thành lập
Theo số liệu từ Bộ TT-TT, tính đến ngày 18.6.2023, đã có 63/63 địa phương trên cả nước thành lập 74.521 Tổ Công nghệ số cộng đồng, với 348.629 thành viên tham gia.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Nghiên cứu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon
11 phút trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên - Môi trường khẩn trương nghiên cứu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hải Dương ứng dụng các nền tảng công nghệ số trong nhiều lĩnh vực