Bằng cách kết hợp tinh trùng với tế bào da, 2 người đồng tính nam bây giờ không cần phải xin trứng từ một người phụ nữ khác để có thể sinh con chung.

Hai người đồng tính nam có thể sinh con chung

Chí Thiện | 14/09/2016, 13:40

Bằng cách kết hợp tinh trùng với tế bào da, 2 người đồng tính nam bây giờ không cần phải xin trứng từ một người phụ nữ khác để có thể sinh con chung.

Mộtnhóm nghiên cứuthuộc đại học Bath (Anh)đã thành công trong việc sản sinh ra những chú chuột conbằng cách "đánh lừa" trứng. Theo đó, các nhà khoa học đã tiêm một hóa chất đặc biệt vào trứng và khiến nó tin rằng mình đã được thụ tinh. Sau đó, những tế bào trong phôi đã tự sao chép khi chúng phân chia. Các phôi giả mang cái tên "parthenogenotes" này rất giống với những tế bào bình thường trên cơ thểtrong cách phân chia và kiểm soát ADN.

Các nhà khoa học tiếp tục tiêm tinh trùng vào những"phôi giả". Thay vì chết, chúng phát triển bình thường và cho ra đời những chú chuột con. Đặc biệt, những cá thể thuộc thế hệ thứ 2này vẫn hoàn toàn khỏe mạnh vàsở hữu khả năng sinh sản tự nhiên bình thường.

Các nhà khoa học cho biết trong tương lai gần họ không cần phải sử dụng trứng để tạo ra những con chuột như vậy mà thay vào đó là tế bào da.

Mục đích ban đầucủaphương pháp này là giúp duy trì những loài động vật có nguy cơ bịtuyệt chủng cũng nhưnhững người không thể sinh con (phụ nữ trải qua liệu pháp trị ung thư, vô sinh...). Cònđối với cộng đồng LGBT, thì đây chính là cách để 2 người đồng tính nam có thể sinh con chungmà không cần phải xin trứng từ một người phụ nữ khác. Nó giải quyết rất nhiều vấn đề liên quan đến giá trị tình cảmgia đình của nhóm người này.

Những con chuột con hoàn toàn khỏe mạnh

Kể từ khi vai trò của trứng được phát hiện vào năm 1827, quan điểm thông thường về sinh sản là sự kết hợp giữa tinh trùng của đàn ông và trứng của đàn bà. Ngoài ra,nó cũngphù hợp với niềm tin của rất nhiều tôn giáo trên thế giới. Chính vì thế, nếu phương pháp trên thành công thì sẽ phủ nhận tất cả và góp phần viết lại lịch sử của ngành sinh học.

"Năm 1827, lần đầu tiên phôi thai của động vật có vú được nghiên cứu. 50 năm sau là quan sát việcthụ tinh. Kể từ đó đến nay, mặc định về quá trình sinh sản của động vật có vú luôn là sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng. Công việc của chúng tôi là thách thức quan điểm đó",Tony Perryngười đứng đầu cuộc nghiên cứu tại đại học Bath cho biết. "Chúng ta đang nói về việc tạo ra trứng bằng nhiều cách. Hãy thử tượng rằng bạn có thể lấy tế bào da và làm ra phôi từ đó. Nó mang lại rất nhiều tiện ích đấy!".

Nếu như cácnhà khoa học có thể vượt qua không ít khó khăn khi áp dụng lên người thì phương pháp sinh sản này sẽ thay đổi cuộc sống của hàng triệu con người trên thế giới.

Mai Thảo (Theo Guardian)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
8 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hai người đồng tính nam có thể sinh con chung