Máy bay tự hành trinh sát ‘Người Canh Biển’ (Sea Guardian) do Mỹ sản xuất sẽ được Cảnh sát Tuần duyên Nhật Bản sử dụng chung với hải quân Cục Phòng vệ Nhật Bản (MSDF) từ năm tài khóa 2023.

Hải quân và tuần duyên Nhật Bản sử dụng chung máy bay tự hành tuần tra

Bảo Vĩnh | 08/11/2022, 22:11

Máy bay tự hành trinh sát ‘Người Canh Biển’ (Sea Guardian) do Mỹ sản xuất sẽ được Cảnh sát Tuần duyên Nhật Bản sử dụng chung với hải quân Cục Phòng vệ Nhật Bản (MSDF) từ năm tài khóa 2023.

seaguardian.jpg
Máy bay tuần tra tự hành Sea Guardian - Ảnh: SDF

Theo báo Yomiuri Shimbun, do tàu chiến hải quân Trung Quốc và Nga thường hoạt động trên biển quanh Nhật, MSDF cùng Cảnh sát Tuần duyên Nhật (JCG) đã bắt đầu tiến hành kế hoạch tuần tra hiệu quả hơn bằng cách chia sẻ dữ liệu có từ máy bay tuần tra tự hành Sea Guardian. Sự phối hợp này được nhắm làm một trụ cột trong nỗ lực tăng cường hợp tác giữa hai lực lượng.

SeaGuardian do công ty Mỹ General Atomics sản xuất, cung cấp khả năng tuần tra- trinh sát tối ưu, được trang bị các thiết bị như ống nhòm hồng ngoại tuyến sử dụng trong ban đêm cùng các bộ cảm ứng. Máy bay này sẽ lãnh nhiệm vụ tìm kiếm sau những tai nạn hàng hải, và phát cảnh báo đến các tàu đáng ngờ, cùng các nhiệm vụ khác.

Sea Guardian dài 11,7 mét và có sải cánh 24 mét, được cho là có thể bay hơn 24 giờ mỗi phi vụ, cho phép nó có thể bay một vòng quanh Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Nhật trước khi hạ cánh.

JCG đã bắt đầu sử dụng đội SeaGuardian của họ từ ngày 19.10, sử dụng căn cứ không quân Hachinohe của MSDF ở thành phố Hachinohe thuộc tỉnh Aomori làm căn cứ. Hai lực lượng này lên kế hoạch nhanh chóng lập một hệ thống 3 máy bay tự hành và triển khai ít nhất 1 chiếc đến vùng Nansei ở rìa phía nam đảo Kyushu để gần Đài Loan.

Hiện tại, các bức không ảnh do Sea Guardian chụp được chuyển đến MSDF sau khi đã qua xử lý ở một cấp độ nhất định, nhưng các dữ liệu này sẽ được chia sẻ trong thời gian thực kể từ năm tài khóa 2023.

Một khi xác minh xong kế hoạch hoạt động, công tác sử dụng chung Sea Guardian giữa hai lực luọng sẽ được bắt đầu, với MSDF thực hiện các chuyến bay thử khi JCG không sử dụng đội bay tự hành này.

MSDF cũng đang xem xét khả năng trang bị riêng máy bay tự hành Sea Guardian, nếu hoạt động phối hợp với JCG đạt kết quả tốt.

global-hawk.jpg
UAV trinh sát Global Hawk - Ảnh: U.S Defence

Cục Phòng vệ Nhật Bản (SDF) được cho là đã có máy bay trinh sát tự hành RQ-4B Global Hawk đầu tiên sau khi đặt mua 3 chiếc từ Mỹ hồi tháng 3.2022. Loại này được thiết kế chủ yếu để tuần tra các mục tiêu cố định nhưng SDF chưa sử dụng, và SDF cũng không có máy bay tự hành tuần tra trên vùng biển rộng lớn.

Nhật cũng đã bắt đầu sử dụng các loại máy bay tự hành khác vào hoạt động đối phó các thảm họa, nhưng chưa triển khai máy bay tấn công tự hành, còn gọi là máy bay không người lái (UAV).

Lĩnh vực máy bay tự hành của Nhật chú trọng các UAV cảnh báo, trinh sát và thu thập thông tin, ví dụ Global Hawk được trang bị cho SDF, trong khi lục quân SDF được trang bị UAV trinh sát ScanEagle.

switchblade.jpg

UAV tấn công tự sát Switchblade - Ảnh: U.S Defence

Trong dự chi quân sự năm tài khóa 2023, Bộ Quốc phòng Nhật lập kế hoạch trang bị hàng trăm UAV tấn công gồm máy bay tự hành sản xuất trong nước, nhằm tăng cường khả năng bảo vệ các đảo hẻo lánh của Nhật, kể từ năm tài khóa 2025.

Bộ có kế hoạch gồm dùng thử UAV tấn công tự sát Switchblade của Mỹ và Harop của Israel từ tháng 4.2023. Kịch bản thử nghiệm sẽ là UAV tấn công lao vào xe, tàu của lực lượng xâm nhập các đảo hẻo lánh.

UAV tấn công tự sát Switchblade chỉ dài 36 cm, có thể bỏ trong ba lô  và dễ vận hành nhưng chỉ có thể bay trong 15 phút, trong khi Harop dài khoảng 2,5 mét và có thể bay suốt 9 giờ.

Cũng có thể Nhật sẽ trang bị UAV Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ. Loại này cùng các máy bay tự hành chiến thuật khác đều có thể tấn công bằng tên lửa mang theo.

Bộ Quốc phòng Nhật cũng tính đến khả năng sử dụng UAV thương mại hiện được dùng để phản ứng trước thảm họa-thiên tai, nhưng các UAV này được cho là không có khả năng tham gia chiến đấu.

Dự kiến vài UAV thương mại cũng sẽ được chỉnh sửa để có thể mang bom nhỏ và tấn công các mục tiêu của đối phương.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hải quân và tuần duyên Nhật Bản sử dụng chung máy bay tự hành tuần tra