Đáp trả việc Mỹ áp mức thuế cao với pin năng lượng mặt trời và máy giặt nhập khẩu, Hàn Quốc đã chính thức gửi khiếu nại và yêu cầu bồi thường lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Hàn Quốc khiếu nại Mỹ lên WTO

Cẩm Bình | 26/01/2018, 17:39

Đáp trả việc Mỹ áp mức thuế cao với pin năng lượng mặt trời và máy giặt nhập khẩu, Hàn Quốc đã chính thức gửi khiếu nại và yêu cầu bồi thường lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

WTO ngày 25.1 đã công bố khiếu nại mà Hàn Quốc gửi lên, hai ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump kýban hành sắc lệnh áp mức thuế 20 - 30% (thậm chí có thể lên đến 50%) với pin năng lượng mặt trời và máy giặt nhập khẩu.

Theo Tổng thống Mỹ thì đây là việc làmgiúp bảo vệ việc làm cho người dân Mỹ, nhưng những người trong ngành thiết bị năng lượng mặt trời của nước này cho biết mức thuế cao sẽ dẫn đến tình trạng nhiều người lao động bị sa thải và giá tiêu dùng tăng cao.

Mức thuế cao với pin năng lượng mặt trời và máy giặt nhập khẩu cũng là một trong những quy định hạn chế thương mại mà Washington đơn phương áp đặt theo khuôn khổ chính sách bảo hộ của nước này.

Mục đích của biện pháp này là nhằm giúp đỡ các nhà sản xuất Mỹ, nhưng đem lại thiệt hại và phát đi hồi chuông báo động cho những đối tác châu Á sản xuất ra hàng hóa với giá rẻ hơn.

Reuters cho biết Hàn Quốc đã khiếu nại lên WTO căn cứ theo Hiệp định về các biện pháp tự vệ (Safeguard Agreement). Vụ khiếu nại mở ra khả năng về một cuộc tranh chấp thương mại sẽ nổ ra sau này.

Hiệp định cho phép Mỹ có 30 ngày để giải quyết vấn đề, sau đó Hàn Quốc có khoảng thời gian 60 ngày để áp đặt các biện pháp chế tài thương mại, nếu các biện pháp của Mỹ vi phạm các quy định của WTO.

Ngày 24.1, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cũng đã đề cập đến nguy cơ bị Seoul khiếu nại lên WTO. Ông cho biết: “Thực tế là họ có thể đạt được một quyết định có lợi (tại WTO), nhưng đó không có nghĩa sẽ là quyết định chính xác. Nhưng trong bất cứ vụ việc chưa có quyết định nào thì vẫn còn quá sớm để kết luận rằng các biện pháp tự vệ sẽ bị loại ra”.

Trước đây chưa có quốc gia nào thương lượng để giải quyết bất đồng theo các quy định tự vệ của WTO, quá trình có thể mất thời gian đến 3 năm hoặc hơn. Như vậy, các nhà sản xuất Mỹ sẽ được bảo hộ trong thời gian dài trước những đối thủ cạnh tranh Hàn Quốc.

Các nhà sản xuất Mỹ được bảo hộ khi cạnh tranh với đối thủ Hàn Quốc - Ảnh: Korea Bizwire

Theo các quy định của WTO, một quốc gia có thể áp dụng biện pháp tự vệ, như là thuế khẩn cấp tạm thời, để bảo vệ ngành công nghiệp nội địa khỏi một sự biến động bất ngờ và gây hại cho nhập khẩu.

Ông Ricardo Meléndez-Ortiz, người đứng đầu Trung tâm Thương mại và Phát triển bền vững quốc tế (ICTSD) thì“Những mức thuế này không đủ để kích thích tạo ra năng lực sản xuất mà họ mong muốn. Nó sẽ làm chậm lại việc sản xuất năng lượng và năng lượng mặt trời của Mỹ”.

Cẩm Bình (theo Reuters)
Bài liên quan
Quân Nga - Mỹ ở cùng một căn cứ tại Niger
CNN dẫn nguồn tin tiết lộ quân Nga và quân Mỹ tại Niger đã ở cùng căn cứ không quân 101 trong ít nhất vài tuần.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trình Chính phủ cơ chế mua bán điện trực tiếp trong tháng 5
một giờ trước Thị trường và chính sách
Tại chỉ thị mới, Thủ tướng yêu cầu tháng 5.2024 Bộ Công Thương phải trình Chính phủ cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hàn Quốc khiếu nại Mỹ lên WTO