Chanel và Dior đã giảm giá các mặt hàng trong khu vực châu Á để một mặt đáp ứng nhu cầu của  người mua Trung Quốc, mặt khác để nâng cao doanh số bán hàng của thương hiệu.

Hàng loạt thương hiệu xa xỉ ‘bắt chước’ Chanel giảm giá

Một Thế Giới | 08/04/2015, 10:14

Chanel và Dior đã giảm giá các mặt hàng trong khu vực châu Á để một mặt đáp ứng nhu cầu của  người mua Trung Quốc, mặt khác để nâng cao doanh số bán hàng của thương hiệu.

Các thương hiệu cao cấp khác cũng đang xem xét việc giảm giá các mặt hàng để đáp ứng mong muốn và nhu cầu của người giàu Trung Quốc bởi các công ty này cũng nhận thấy sức mua của khách hàng Trung Quốc đã giảm trong thời gian gần đây.

"Ở Trung Quốc, chúng tôi tin rằng việc các thương hiệu cao cấp giảm giá sẽ trở thành tiêu chuẩn", Zhou Ting, Giám đốc của Viện Fortune Character, một tổ chức tư vấn và nghiên cứu ở Thượng Hải, cho biết.

Doanh thu bán hàng của các mặt hàng sang trọng đã giảm 1% vào năm ngoái ở các trung tâm thành phố, vì những khách hàng giàu có ở Trung Quốc đã chọn đi mua sắm ở nước ngoài. 
Mặt khác, tỷ giá đồng Nhân dân tệ tăng mạnh và việc trao đổi tiền tệ cũng trở nên thuận lợi hơn. Điều đó khiến mức giá ở nước ngoài rẻ hơn trong nước, nên những đại gia ở Trung Quốc chọn ra nước ngoài mua sắm là lựa chọn thông minh, theo báo cáo của một công ty tư vấn quản lý ở Boston, Bain & Company.

Một chiến dịch của Chính phủ đối với các quan chức tham nhũng cũng ảnh hưởng đến việc bán sản phẩm ở Trung Quốc, công ty tư vấn cho biết.

Các thương hiệu cao cấp hi vọng rằng giá các sản phẩm sẽ giảm ở châu Á, bao gồm cả ở Trung Quốc, để họ có thể kéo những khách hàng tiềm năng này quay lại quê nhà mua sản phẩm.

Một thương hiệu hàng đầu thế giới, Chanel, đã gây xôn xao ở Trung Quốc vào tháng trước sau khi thương hiệu này này tuyên bố hạ giá túi xách 20% ở châu Á.

Thương hiệu thời trang Pháp Dior và nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ Patek Philippe và TAG Heuer đều giảm giá 40% sản phẩm ở thị trường châu Á.

Hãng thời trang cao cấp của Ý - Prada có thể sẽ là thương hiệu giảm giá tiếp theo, trang Beijing Morning Post đưa tin.

Theo báo cáo của Prada, doanh số bán hàng ở châu Á-Thái Bình Dương của hãng này đã giảm 3,1 % trong năm qua.

Tuy nhiên, một nhân viên bán hàng của Prada tại Trung Quốc lại cho rằng họ vẫn chưa nhận thấy bất kì lời yêu cầu thay đổi giá nào.

Nhiều thương hiệu nổi tiếng đã ngưng lại kế hoạch mở rộng phát triển ở Trung Quốc vào năm ngoái, hoặc thậm chí đóng các cửa hàng, do doanh số bán hàng của họ sụt giảm mạnh. Điển hình là Hugo Boss đã đóng 7 cửa hàng và Burberry đã đóng 4 cửa hàng.

Bain & Company ước tính rằng năm ngoái, có khoảng 70% khách hàng Trung Quốc đổ xô sang nước ngoài mua những mặt hàng xa xỉ.

"Xu hướng này đã trở nên rõ ràng hơn khi tỷ giá đồng Nhân dân tệ  tăng mạnh, mà các ngoai tệ khác như USD, Euro lại mất giá, điều này đã tạo ra một khoảng cách giá lớn giữa Trung Quốc và châu Âu”, Zeng Mingyue, một nhà nghiên cứu những mặt hàng sang trọng cho biết.

So với những cửa hàng ế ẩm khác ở Trung Quốc, thì các thương hiệu hạng sang ở châu Âu luôn tràn ngập khách hàng đến từ Trung Quốc, thậm chí nhiều mặt hàng đã bán hết nhanh chóng khi vừa mới bày ra”, bà Mingyue cho biết.

“Vì vậy, tình trạng thất thu hiện nay của những thương hiệu lớn sẽ làm ảnh hưởng xấu tới hình ảnh của họ và làm cho họ mất đi cơ hội để xây dựng một cơ sở khách hàng ổn định ở Trung Quốc”, bà Zeng nói.

Một phát ngôn viên của Bộ Thương mại cho biết vào tuần trước, Chính phủ hoan nghênh quyết định giảm giá của các thương hiệu nước ngoài ở Trung Quốc.

Ông cho biết Chính phủ cũng có thể sẽ áp dụng các biện pháp tích cực hơn nữa để khuyến khích người dân chi tiêu nhiều hơn ở Trung Quốc.

Một ngày sau khi Chanel tuyên bố giảm giá vào tháng trước, đã có rất đông khách hàng xếp hàng dài bên ngoài cửa hiệu ở Bắc Kinh và Thượng Hải để đợi mua sản phẩm và sau đó, chỉ trong vòng một giờ Chanel đã tiêu thụ được hết sản phẩm.

“Chắc chắn các thương hiệu cao cấp khác sẽ làm theo mô hình của Chanel và cắt giảm giá bán lẻ của họ tại thị trường Trung Quốc và các thị trường khác ở châu Á. Đây sẽ là một chiến thuật hiệu quả để thúc đẩy doanh số bán hàng trong thời gian ngắn hạn ở Trung Quốc mặc dù có thể nó sẽ ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu của họ, các khi thương hiệu này bỗng trở thành một thương hiệu chung chung trong tâm trí người mua”. Zhou cho biết

Đ.Tuyết 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hàng loạt thương hiệu xa xỉ ‘bắt chước’ Chanel giảm giá