Trung Quốc được cho là đã cử một tàu giám sát bí mật tới theo dõi cuộc tập tận quân sự chung gần đây với Nga, một động thái thể hiện rõ vẫn còn những vướng mắc và cạnh tranh ngầm trong mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Moscow và Bắc Kinh.

Hành động bất thường của Trung Quốc khi tập trận với Nga

btt | 24/09/2018, 07:06

Trung Quốc được cho là đã cử một tàu giám sát bí mật tới theo dõi cuộc tập tận quân sự chung gần đây với Nga, một động thái thể hiện rõ vẫn còn những vướng mắc và cạnh tranh ngầm trong mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Moscow và Bắc Kinh.

Bắc Kinh đã điều động hàng nghìn binh sĩ thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) cùng với xe tăng, trực thăng và pháo binh đến miền Đông Nga để tập trận chung tuần trước. Theo USNI News, Trung Quốc cũng đã triển khai một tàu tình báo lớp Dongdiao AGI tới âm thầm theo dõi cuộc tập trận. Việc cử một tàu gián điệp tới giám sát đối tác trong khi tập trận chung được cho là điều bất thường, xét cả trên phương diện luật pháp quốc tế và phương diện kỹ thuật.

Giới chuyên gia đánh giá đây là cơ hội để Trung Quốc thu thập thông tin giá trị về một đối thủ cạnh tranh. Mặc dù vẫn chưa xác định rõ những gì tàu tình báo Trung Quốc đang làm song các chuyên gia nghi ngờ rằng họ đang thu thập thông tin về công nghệ hải quân tân tiến của Nga trong bối cảnh Trung Quốc muốn nâng cao năng lực chiến tranh và hệ thống radar.

Do căng thẳng gia tăng giữa Washington với Moscow và Bắc Kinh, một số nhà quan sát cho rằng sức ép của Mỹ khiến Nga và Trung Quốc gần nhau hơn, đặt nền tảng tiềm năng hình thành một liên minh.

Chuyên gia Alexander Gabuev thuộc Viện Carnegie ở Moscow trả lời hãng tin AP: "Nga đang muốn bắn tín hiệu tới Washington, nếu Mỹ tiếp tục gây sức ép và áp đặt thêm các lệnh trừng phạt đối, Nga sẽ tìm cách thân hơn với Trung Quốc”.

"Ý nghĩa chính trị then chốt" của các cuộc tập trận Vostok 2018 "xuất phát từ mong muốn của cả Nga và Trung Quốc tạo dựng một mối quan hệ đối tác chiến lược, nhằm đối phó trước mối đe dọa từ sự thống trị của Mỹ đối với hệ thống quốc tế", nhà bình luận Gorenburg lập luận trong tờ Washington Post. Các cuộc tập trận quy mô lớn "chưa từng có" dự kiến sẽ được tổ chức 5 năm một lần.

Tuy nhiên, bất chấp nỗ lực thắt chặt tình cảm giữa hai nhà lãnh đạo, quan hệ song phương giữa hai nước dường như vẫn còn bị chi phối bởi sự không tin tưởng lẫn nhau kéo dài hàng chục năm kể từ thời Chiến tranh Lạnh, khi binh sĩ Nga và Trung Quốc đụng độ qua biên giới, khiến căng thẳng leo thang đến mức Moscow còn xem xét phương án tấn công hạt nhân đối với Bắc Kinh.

Thậm chí, các phương tiện truyền thông của nhà nước Trung Quốc vẫn còn chưa công nhận khái niệm về một liên minh Trung-Nga. “Trung Quốc và Nga không phải là đồng minh, và họ cũng kiên quyết không mạo hiểm hình thành một liên minh”, báo Global Times giải thích trong một bài bình luận gần đây.

Hòng Hạnh/báo Tin tức
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hành động bất thường của Trung Quốc khi tập trận với Nga