Ngày Gia đình Việt Nam là dịp để mỗi người con hướng về cội nguồn, về người thân, nuôi dưỡng những tình cảm, giá trị văn hóa cao quý của dân tộc.

Hạnh phúc khi yêu thương song hành cùng trách nhiệm

Thu Anh | 28/06/2016, 11:32

Ngày Gia đình Việt Nam là dịp để mỗi người con hướng về cội nguồn, về người thân, nuôi dưỡng những tình cảm, giá trị văn hóa cao quý của dân tộc.

Ngày Gia đình Việt Nam ra đời nhằm đề cao trách nhiệm lãnh đạo các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội cùng toàn thể các gia đình thường xuyên quan tâm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Nhà là nơi…

Nói về ngày Gia đình Việt Nam, PV báo điện tử Một Thế Giới đã có dịp trò chuyện cùng nhiều nhân vật với nhiều ngành nghề, lứa tuổi khác nhau. Bà Trần Quỳnh (quận Đống Đa) cho rằng, gia đình chính là hai tiếng thiêng liêng, là sợi dây kết nối mọi mỗi quan hệ trong nhà giúp những người cùng huyết thống biết hướng về nhau sau mỗi chuyến đi xa.

Theo nhiều người lớn tuổi, gia đình không đơn thuần chỉ là mái nhà che nắng, che mưa, là nơi chú ngụ của mỗi thành viên màcòn là nơi ươm mầm những giấc mơ, nơisẻ chia mọi chuyện vui buồn và cũng là nơi bắt nguồn bài học đầu tiên của mỗi thành viên.

Ngày Gia đình Việt Nam là ngày lễ tôn vinh mái ấm gia đình Việt, ngày mọi người trong gia đình quan tâm đến nhau, giúp nhauhiểu được giá trị mái ấm, cùng nhau vượt qua sóng gió để có một gia đình hạnh phúc.

Làsinh viên đi học xa nhà, bạn Hoàng Lan - sinh viên Đại học Công đoàn (Hà Nội) chia sẻ: “Ngày trước lúc nào mình cũng bị bố mẹ la mắng vì những chuyện nhỏ nhặt khiến bản thân cảm thấy rất khó chịu. Nhưng những năm tháng đi học xa nhà càng làm mình nhớ nhiều hơn về những lời mắng đó, nhưbữa cơm cả nhà cùng đoàn tụ. Bây giờ chỉ thèm được về ăn cơm mẹ nấu mà cũng khó vì việc học ở trường cũng khá bận”.

Với cô bạn sinh viên Nguyễn Thị Mai Anh (Đại học Sư phạm Hà Nội), nhà là nơi thoải mái nhất, bình an nhất. Tuy bố mẹ có thể không hoàn hảo nhưng họ đã yêu thương con cái theo cách hoàn hảo nhất mà họ có.

Trách nhiệm vàtình thương

Trước đây, nhiều gia đình thườngcó nhiều thế hệ chung sống dướimột mái nhà, người đàn ông là trụ cột gia đình, người vợ chỉ chú trọng vào công việc nội trợ là chủ yếu. Nhưng khi xã hội phát triển, bình đẳng giới được đẩy mạnh giúp người phụ nữ "giải phóng" khỏi những công việc không tên quanh quẩn trong nhà. Chính vì vậy, mô hình gia đình ở thành thị đã xuất hiện tư tưởng hiện đại trong lối nghĩ, cách sống nhưng mặt tiêu cực làlàm lung lay nếp nhà truyền thốngkhiến tình trạng li thân, li hôn ngày càng tăng.

Vì vậy, bên cạnh những ý nghĩa sâu sắc mà ngày Gia đình Việt Nam mang lại thì vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong gia đình cũng vô cùng quan trọng.

Theo cô Nguyễn Thúy Loan (giáo viên Văn trường THPT Quang Trung - Đống Đa), mỗi người trong gia đình đều cần phải chung tay gìn giữ hành phúctừ việc tôn trọng lẫn nhau, cùng thống nhất việc giải quyết các công việc xã hội và nuôi dạy con cái, cùng làm việc nhà… Có như vậy, chỉ số hạnh phúc mới được tăng lên. Một gia đình hạnh phúc khi mọi thành viên đều gắn bó, quan tâm, yêu thương và hi sinh vì nhau để cùng nhau góp phần xây dựng gia đình.

“Mỗi thành viên trong nhà, dù nhỏ hay lớn tuổi đều cần có ý thức hơn về trách nhiệm của mình và tình yêu thương trong ngôi nhà là điều không thể thiếu. Nó được biểu hiện bằng những việc làm cụ thể như sự quan tâm, lời hỏi thăm… đối với cha mẹ trong gia đình; tuy nhỏ nhặt nhưng mỗi hành động đều thể hiện được sự ân cần, quan tâm của mỗi thành viên trong gia đình với nhau càng giúp cho tình cảm trở nên khăng khít”, chị Lê Hoài Phương - nhân viên văn phòng chia sẻ.

Hay như chị Phí Thị Tình - một giáo viên trẻ (trường tiểu học Công nghệ giáo dục Hà Nội) mới lập gia đình bày tỏ: “Để có được hạnh phúc gia đình cần nhất là sự đồng lòng từ tất cả các thành viên. Vợ chồng phải biết đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc, việc nhà và việc chăm sóc con cái. Cha mẹ yêu thương con chăm sóc con. Con cái thì ngoan ngoãn vâng lời cha mẹ đều là những yếu tố cần cho một mái ấm hạnh phúc”.

Vì thế, Ngày Gia đình Việt Nam là dịp để mỗi người con hướng về cội nguồn, về người thân, nuôi dưỡng những tình cảm, giá trị văn hóa cao quý của dân tộc.

Thu Anh
Bài liên quan
Mâu thuẫn đất đai trong gia đình, cháu trai đâm cô ruột tử vong
Sáng 18.4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang tạm giữ hình sự Nguyễn Minh Trường (SN 1990, ngụ ấp Phú Hòa 2, xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) để điều tra về hành vi “Giết người”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hạnh phúc khi yêu thương song hành cùng trách nhiệm