Suốt 4 năm ròng rã, bé gái 13 tuổi đi hết bệnh viện này đến bệnh viện khác để điều trị triệu chứng đau đầu, co giật, ngất xỉu… nhưng không điều trị được vì không đoán đúng bệnh dù đã làm hết những kỹ thuật chẩn đoán. Bé gái đang đứng trước nguy cơ có thể tử vong bất cứ lúc nào.

Hành trình cứu sống bé gái suốt 4 năm không tìm ra bệnh

Hồ Quang | 23/06/2016, 15:17

Suốt 4 năm ròng rã, bé gái 13 tuổi đi hết bệnh viện này đến bệnh viện khác để điều trị triệu chứng đau đầu, co giật, ngất xỉu… nhưng không điều trị được vì không đoán đúng bệnh dù đã làm hết những kỹ thuật chẩn đoán. Bé gái đang đứng trước nguy cơ có thể tử vong bất cứ lúc nào.

Ngày 23.6, sau 1 tuần phẫu thuật căn bệnh cực hiếm u vùng đảo tụy (insulinoma) tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, bé gái N.T.L.Tr. (13 tuổi, quê ở Gia Lai) đã hoàn toàn bình phục, không còn co giật, ngất xỉu hay chóng mặt nữa.

Bác sĩ Đào Trung Hiếu,Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 cho hay do tụy của bé gái rất lớn nhưng khối u nhỏ nên khi phẫu thuật lấy khối u phải làm sao tránh không gây sang chấn cho tụy. Do đó cuộc phẫu thuật phải phối hợp với nhiều chuyên khoa bao gồmcả ngoại khoa và siêu âm. Khi mở tụy ra, các bác sĩ siêu âm tiến hành siêu âm ngay tại bàn mổ để định vị khối u nhằm lấy khối u một cách gọn nhất, chính xác nhất.

“Ca phẫu thuật kéo dài gần 4 tiếng đồng hồ, trải qua rất nhiều tình huống phức tạp cuối cùng chúng tôi đã lấy được 1 khối u với đường kính 1,5cm. Sau khi lấy khối u, tất cả các chỉ số sinh hóa của em đều trở lại bình thường, đường huyết ổn định. Sau đó chúng tôi cho em nhịn đói thì các triệu chứng mà suốt 4 năm qua em gặp phải đều biến mất. Bệnh nàynếu không điều trị kịp thời, trong giấc ngủ say bệnh nhâncó thể bị tụt đường huyết và tử vong bất cứ lúc nào”, bác sĩ Hiếu cho biết.

Cách đây 4 năm,Tr. phát hiện mình thường xuyên bị đau đầu, đặc biệt là hay ngất xỉu, co giật.Gia đình đã chuyển bé đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định để điềutrị. Sau khi chụp CT và làm các kết quả cận lâm sàng khác, các bác sĩ chẩn đoán bé Tr. bị động kinh. Tuy nhiên, các bác sĩ ở đây điều trị một thời gian dàibệnh vẫn không hết, cứ 1 tháng bé lại bị co giật 2 đến 3 lần và thường xuyên ngất xỉu.

Nhận thấy tình hình không ổn, gia đình đã chuyển bé đến một bệnh viện lớn ở Hà Nội để điều trị. Tại đây các bác sĩ tiến hành làm các xét nghiệm cận lâm sàng, chụp CT cũng kết luận bé bị động kinh và tiếp tục điều trị nhưng tình trạng bệnh không giảm mà có dấu hiệu gia tăng.

Gia đình gần như bất lực và chấp nhận số phận của bé nhưng cứ mỗi lần thấycháu lên cơn co giật, ngất xỉu gia đình đã không cầm được nước mắt nên quyết định đưa Tr. đến Bệnh viện Nhi đồng 1TP.HCM với hy vong mong manh.

“Khi chúng tôi điều tra bệnh sử, gia đình của bé Tr. có cho biết bé thường xuyên bị ngất xỉu, nhưng mỗi lần ngất xỉu chỉ cần ăn 1 viên chocolate hay uống ly nước đường là bé khỏe lại như không hề có bệnh gì hết. Đặc biệt gia đình phải cho bé ăn thường xuyên, nếu không cũng bị xỉu. Tới đây chúng tôi nghĩ bé không phải bị động kinh và đề nghị người nhà cho xem lại 2 tấm phim chụp CT trước đó thì phát hiện có một khối u nhỏ ở vùng tụy. Sau đó, chúng tôi tiến hành đo đường huyết của bé liên tục trong vòng 4 tiếng đồng hồ thì phát hiện đường huyết liên tục thấp, insulin trong máu tăng gấp 3 lần so với bình thường. Từ những chẩn đoán lâm sàng, sinh hóa cùng với hình ảnh trên phim CT chúng tôi kết luận bé gái này bị uvùng đảo tụy insulinoma”, bác sĩ Hiếu kể.

Theo bác sĩ Hiếu đây là một bệnh lý hiếm gặp và rất dễ lầm lẫn với những bệnh khác. Trong yvăn thế giới và trong nước, những bệnh nhân mắc bệnh uvùng đảo tụy insulinoma thường lần đầu tiên bác sĩ khôngchẩn đoán chính xác. Nếu những người lớn tuổi mắc bệnh này, các bác sĩ thường chẩn đoán tai biến mạch máu não; còn với trẻ em thì chẩn đoán động kinh. Với bệnh này khi insulin trong máu giảm gây tình trạng thiếu gluco nãogây đau đầu, lú lẫn, rối loạn hành vi, đặc biệt là co giật nên dễ nhầm lẫn với động kinh.

“Hơn 30 năm trong nghề tôi chưa từng gặp một ca mắcbệnh như thế này bao giờ. Tôi rất mừng vì đã thực hiện phẫu thành công ca bệnh đầu tiên trong đời mình. Đây mới là ca bệnh thứ 2 ở trẻ em mà Việt Nam phát hiện. Theo y văn thế giới thì 1 triệu người chỉ có 4 người mắc bệnh này”, bác sĩ Hiếu nói.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
3 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hành trình cứu sống bé gái suốt 4 năm không tìm ra bệnh