Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, với tinh thần tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp, phải kiên quyết xóa cho được lợi ích nhóm chi phối chính sách.

Thủ tướng chỉ đạo phải xóa bằng được lợi ích nhóm chi phối chính sách

Trí Lâm | 23/06/2016, 13:43

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, với tinh thần tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp, phải kiên quyết xóa cho được lợi ích nhóm chi phối chính sách.

Sáng nay 23.6, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 6.2016.

Phát biểu mở đầu phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, với tinh thần tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp, chúng ta kiên quyết xóa cho được lợi ích nhóm chi phối chính sách.

Thủ tướng cho rằngcó những việc Nhà nước cần quản lý thông qua thể chế, chính sách. Không thể bỏ qua các mặt trái của kinh tế thị trường mà Nhà nước cần quản lý, không thể buông hết bởi sẽ dễ bị lạm dụng. Nhà nước pháp quyền không có nghĩa là xây dựng thật nhiều văn bản quy phạm pháp luật mà quan trọng là chất lượng văn bản đó như thế nào,

“Không phải chạy theo số lượng mà là chất lượng văn bản, làm sao tạo cơ chế quản lý tốt nhất, tạo điện kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp, tạo động lực phát triển mới, thực hiện cho được mục tiêu phát triển doanh nghiệp thời gian tới. Không đượcsao chép y nguyên thông tư cũ, điều kiện cũ sang nghị định mới” – Thủ tướng nói.

Theo báo cáo tổng hợp do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủMai Tiến Dũng trình bày tại phiên họp về tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành các luật có hiệu lực từ ngày 1.7.2016, đến nayđã ban hành 21 văn bản và còn 30 văn bản phải ban hành. Trong đó, số văn bản đã trình Chính phủ là 26 văn bản, số văn bản chưa trình Chính phủ là 4 văn bản.

Ông Mai Tiến Dũng thông tin, với các biện pháp chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực rất lớn của các bộ, cơ quan chủ trì soạn thảo trong thời gian qua, tình hình và kết quả xây dựng, trình ban hành văn bản đã có chuyển biến rõ rệt. Về cơ bản, các bộ, cơ quan đã trình các văn bản quy định chi tiết theo tiến độ mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao.

Theo đó, việc soạn thảo các văn bản đã được thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Một số văn bản mặc dù được phép áp dụng thủ tục rút gọn nhưng vẫn phải bảo đảm thủ tục bắt buộc lấy ý kiến các doanh nghiệp, hiệp hội, các đối tượng chịu sự điều chỉnh trực tiếp của văn bản.

“Đối với các nghị định quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh, Văn phòng Chính phủnhận thấymặc dù thực hiện theo trình tự thủ tục rút gọn nhưng vẫn phải bảo đảm chất lượng", ông Dũng cho biết.

Theo ông Mai Tiến Dũng, từ nay đến khi ký ban hành, các cơ quan chủ trì soạn thảo cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch -Đầu tư và Văn phòng Chính phủnghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý của cộng đồng doanh nghiệp.

“Mục đích là rà soát kỹ các điều kiện tác động đến quyền và nghĩa vụ của người dân, doanh nghiệp, giảm thiểu những điều kiện đầu tư kinh doanh và giấy phép con bất hợp lýcản trở hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp, quy định điều kiện đầu tư kinh doanh phải rõ ràng, minh bạch, dễ thực hiện” – ông Mai Tiến Dũng cho hay.

Ngoài các văn bản nói trên, từ nay đến hết năm 2016, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phải ban hành 37 văn bản quy định chi tiết thi hành 6 luật, cùng với 5 văn bản nợ đọng của 6 tháng đầu năm chuyển sang, tổng số văn bản cần ban hành sẽ là 42 văn bản.

Cần phải ban hành kịp thời tất cả các văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh bởi các văn bản quy định chi tiết thi hành sẽ hết hiệu lực khi luật, pháp lệnh hết hiệu lực. Nếu không ban hành kịp thời sẽ tạo “khoảng trống pháp lý” tác động rất lớn đến công tác quản lý điều hành và thực hiện các quyền con người, quyền công dân và môi trường đầu tư kinh doanh.

Trí Lâm
Bài liên quan
Thủ tướng: Đa dạng hóa loại hình và nguồn lực cho đào tạo nhân lực bán dẫn
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tướng chỉ đạo phải xóa bằng được lợi ích nhóm chi phối chính sách