Đó là phát biểu của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ tại Hội nghị “Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học” với sự tham dự của gần 300 hiệu trưởng trên cả nước ở Đà Nẵng.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm trước việc sinh viên thất nghiệp'

Hải Yến | 08/01/2017, 07:22

Đó là phát biểu của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ tại Hội nghị “Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học” với sự tham dự của gần 300 hiệu trưởng trên cả nước ở Đà Nẵng.

Tại hội thảo, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã chỉ ra rằng việc sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường ngày càng nhiều, nhưng chính bản thân các nhà quản lý giáo dục phải nhìn rõ đó là thách thức lớn. Nhu cầu về chất lượng giáo dục cao nhưng để đảm bảo được nhu cầu về chất lượng, môi trường, cơ chế, thể chế còn nhiều điều bàn cãi.

Để giải được bài toán này, đòi hỏi sự vào cuộc của toàn bộ xã hội, của cả thể chế, nhưng trước hết các hiệu trưởng trường đại học phải chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo. Nếu chúng ta không thay đổi mô hình quản trị đại học thì chính chúng ta sẽ bị xã hội đào thải. Khi tuyển sinh đầu vào thì chúng ta phải nghiên cứu dự báo 3, 4 năm sau khi sinh viên tốt nghiệp ra trường thì những ngành nghề nào cần nhân lực lớn.

“Có một thực tế là việc đầu tư cho nghiên cứu dự báo còn hạn chế, chủ yếu vẫn là dự báo dựa vào kinh nghiệm. Cho nên dẫn tới nhiều ngành rất có triển vọng, nhu cầu thị trường rất lớn nhưng ta lại không đáp ứng được, trong khi đó có những ngành đào tạo bị bão hòa.” – Bộ trưởng cho hay.

Trong khi cùng nhau bàn về giải pháp nâng cao chất lượng đại học, tìm lời giải cho bài toán việc làm cho sinh viên, nhiều hiệu trưởng thẳng thắn thừa nhận chất lượng giáo dục đại họccòn thấp, thậm chí là đang đi xuống. Và Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã chỉ ra rằng trước khi tuyển sinh, chính các trường đại học phải dự báo được tình trạng lao động của xã hội để cung ứng sinh viên sau khi ra trường vào các vị trí đó sao cho hợp lý.

Về chất lượng giáo viên hay tỉ lệ sinh viên quá nhiều hay giảng viên lại không tập trung dạy dỗ sinh viên, các sinh viên đến trường chỉ học theo giáo trình, không thực hành khiến bản thân trở thành những “con cá chép” chuyên nghiệp. Bộ trưởng Nhạ cho rằng có những trường nhiều giảng viên giỏi nhưng lại nhận lời đi dạy thêm ở các trường khác, đó cũng một phần là do cơ chế nhưng chính hiệu trưởng phải phát huy hết nguồn lực của nhân viên trường mình.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chủ trì hội nghị "Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học”tại Đà Nẵng

Bày tỏ những khó khăn mà các trường đại học đanggặp phải hiện nay, Giáo sư Đặng Kim Vui - Giám đốc đại học Thái Nguyên cho rằng việc chất lượng đại học đi xuống một phần do chính năng lực đào tạo tại các trường đại học. Một việc nữa là các trườngđang đào tạo tràn lan, không theo một quy chuẩn cụ thể nào, ngay cả ngành Y là một trong những ngành hot nhất nhưng vẫn đào tạo, tuyển sinh một cách ồ ạt khiến các bệnh viện đáp ứng không nổi để các em thực hành, dễ dẫn đến tình trạng thiếu hụt kiến thức chuyên ngành ngay sau khi ra trường.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng, hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cho rằng không nên có cái nhìn quá nặng nề, bi quan về tỉ lệ thất nghiệp của sinh viên sau tốt nghiệp. Việc đổi mới tinh giản ở khu vực đại học sẽ là tâm điểm trong thời gian tới, sẽ cơ cấu lại, tăng tự chủ, tự chịu trách nhiệm và phải có sự cạnh tranh.Bởi lẽ đây không phải là chuyện cá biệt của Việt Nam mà là câu chuyện phổ biến ở nhiều quốc gia, kể cả ở những nước phát triển.

“Phải mạnh dạn yêu cầu các trường thu hẹp các mã ngành mà xã hội không còn thấy phù hợp, thậm chí là không yêu cầu quá nhiều. Tập trung đào tạo những ngành còn thiếu, đáp ứng được nhu cầu lao động trong và cả ngoài nước, chứ hiện nay các sinh viên ra trường thường không đi làm đúng ngành mà thấy các ngành khác dễ xin việc thì toàn học bổ sung để cố xin việc, dẫn đến dù có nhận được việc nhưng vẫn không đáp ứng được sự phát triển của xã hội.

Bộ GD-ĐT cần thay đổi cơ chế quản lý cho các trường triển khai tự chủ đại học, để cho các trường tự chủ trong mọi vấn đề, chịu trách nhiệm với chính học sinh của mình, gỡ bỏ rào cản học phí được cho là “thấp nhất thế giới” để đáp ứng đủ nhân lực, vật lực trong các trường, kéo theo sự phát triển, chất lượng học của chính sinh viên”– ông Dũng khẳng định.

Kết thúc tại buổi họp, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay: Khi xã hội đặt câu hỏi về chất lượng giáo dục tức là đã mất nhiều niềm tin vào chất lượng của giáo dục rồi.Chúng ta phải thành tâm với những vấn đề chúng ta đang làm thì xã hội sẽ chia sẻ, làm giáo dục phải có niềm tin. Việc nâng cao chất lượng đào tạo không thể làm nóng vội, phải là một quá trình,nhưng nếu không quyết liệt, không có lộ trình thì sẽ không đạt được kết quả như mong muốn.

Riêng về việc các trường nóng lòng muốn tự chủ đại học, Bộ trưởng cho rằng tương lai sẽ hướng tới việc để cho các trường tự chủ hoàn toàn nhưng phải có lộ trình rõ ràng.15 trường đang thực hiện tự chủ đại học là thực hiện thí điểm để rút kinh nghiệm nhằm triển khai và nhân rộng mô hình.

Cơ quan quản lý nhà nước vẫn cùng đồng hành với các trường thực hiện tự chủ và cấp kinh phí theo nhiệm vụ và chất lượng đào tạo, không phân biệt công lập hay tư thục. Các trường đại học đều bình đẳng trước chất lượng đào tạo của chính mình và chịu trách nhiệm hoàn toàn khi sinh viên ra trường hay có thất nghiệp.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương tại Hoàng thành Thăng Long
một giờ trước Sự kiện
Sáng 19.1, Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân cùng đại diện lãnh đạo các bộ ban ngành trung ương, thành phố Hà Nội, và gần 100 đại biểu kiều bào thực hiện nghi lễ dâng hương tại điện Kính Thiên ở Hoàng thành Thăng Long để thành kính tưởng nhớ đến các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh gìn giữ, bảo vệ non sông nước Việt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm trước việc sinh viên thất nghiệp'