Bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng Ban quản lý An toàn Thực phẩm TP.HCM đã chia sẻ như thế tại Hội nghị: “Sơ kết công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong trường học trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2017-2019” diễn ra hôm nay (10.5).

Học sinh là đối tượng yếu thế trong việc ngộ độc thực phẩm

Hồ Quang | 10/05/2019, 20:15

Bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng Ban quản lý An toàn Thực phẩm TP.HCM đã chia sẻ như thế tại Hội nghị: “Sơ kết công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong trường học trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2017-2019” diễn ra hôm nay (10.5).

Theo Ban Quản lý An toàn Thực phẩm TP.HCM trong 5 năm (2014- 2018) đã xảy ra 7 vụ ngộ độc thực phẩm trong trường học, trong đó năm 2014-2015, mỗi năm có 1 vụ ngộ độc thực phẩm, năm 2016- 2017 mỗi năm có 2 vụ ngộ độc thực phẩm. Riêng năm 2018 vừa qua có 1 vụ ngộ độc thực phẩm.

Điều đáng ghi nhận là quy mô các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra ở trường học trong những năm gần đây giảm so với các năm trước, không có vụ ngộ độc thực phẩm nào có trên 30 người mắc.

Cụ thể,năm 2017 có 2 vụ ngộ độc thực phẩm trong trường học với 26 học sinh mắc, năm 2018 có 1 vụ ngộ độc thực phẩm với 1 học sinh mắc, giảm 1 vụ và và giảm 1 học sinh mắc so với năm 2017.

Theo bà Lan hiện nay trên địa bàn TP có 1.974 trường học gồm mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và phổthông trung học nên vấn đề an toàn thực phẩm trong trường học rất quan trọng, vì đây là nơi tập trung rất nhiều học sinh.

“Học sinh là đối tượng hết sức nhạy cảm và yếu thế. Cùng một thức ăn mất an toàn nhưng với người lớn có thể không xảy ra vấn đề gì, nhưng với trẻ em, học sinh thì rất nguy hiểm, cả về thể chất lẫn tâm lý sau này. TP.HCMcó đến 2.314 dịch vụ cơ sở ăn uống với nhiều loại hình, từ bếp ăn tập thể tự tổ chức đến bếp ăn tập thể tự thuê nấu, suất ăn sẵn, căn tin trường học... ẩn chứa rất nhiều nguy cơ”, bà Lan nói.

Phân tích của bà Lan cho thấy, thực phẩm trong trường học có nhiều lỗ hổng. Nhiều khi thực phẩm không có nguồn gốc, thực phẩm ế, ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh. Kiến thức, ý thức trách nhiệm của người tổ chức bếp ăn còn nhiều yếu kém, bất cập.

Trong 5 năm từ 2014- 2018, toàn TP xảy ra 25 vụ ngộ độc thực phẩm thì trong trường học đã có đến 7 vụ, chiếmkhoảng 25%. Cả 7 vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trong trường học đều là thức ăn từ bênngoài đưa vào trường học, chưa xảy ra ở bếp ăn tập thể tự tổ chức. Nói như vậy để chúng ta cần tập trung hơn nữa vấn đề an toàn thực phẩm trong trường học.

Để bảo đảm an toàn toàn thực phẩm trong trường học không chỉ tập trung vào mảng trường học mà còn tập trung vào những cơ sở cung cấp suất ăn sẵn, suất ăn từ bên ngoài cung cấp cho trường học.

“Việc đầu tiên là chúng tôi tập trung tập huấn để nâng cao kiến thức, ý thức cho các cán bộ giáo dục, cán bộ quản lý bếp ăn cũng như hiệu trưởng các trường. Vì bất cứ việc gì xảy ra có liên quan đến an toàn thực phẩm ở trường học, ở cơ sở thì chínhgiám đốc cơ sở, hiệu trưởng trường đó phải chịu trách nhiệm. Ngoài ra chúng tôi cũng rà soát lại các cơ sở để xem xét cơ sở nào đủ điều kiện mới cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm; đồng thời tăng cường thanh, kiểm tra. Việc thanh, kiểm tra này không chỉ xử lý mà còn nhắc nhở, hướng dẫn cho họ sửa chữa để không xảy ra ngộ độc thực phẩm trong trường học”, bà Lan chia sẻ.

Bà Lan cũng cho biết, trong năm 2018 vừa qua TP đã chọn 6 quận (quận 3, quận 5, quận 8, quận 11, quận Bình Thạnh và quận Tân Bình) thực hiện thí điểm an toàn thực phẩm trong các bếp ăn, căntin tại các trường học. Theo đó, tất cả các thực phẩm muốn vào những trường học trên địa bàn này phải nằm trong chuỗi thực phẩm an toàn, đạt chuẩn Viet Gap, Globla Gap, ISO 22000: 2005, HACCP... Và trong năm 2019 này tiếp tục triển khai trên địa bàn của 18 quận - huyện còn lại.

“Như vậy, có thể nói, tất cả các thực phẩm vào trong trường học trên địa bàn TP buộc phải nằm trong chuỗi thực phẩm an toàn, đạt chuẩn Viet Gap, Globla Gap, ISO 22000: 2005, HACCP... Đây là tiêu chuẩn cao hơn so với tiêu chuẩn thực phẩm chung quy định cho cả nước”, bà Lan nhấn mạnh.

Hồ Quang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài cuối: Festival là cơ hội để hạt muối vươn xa
Theo kế hoạch, Festival muối 2025 sẽ được tỉnh Bạc Liêu tổ chức vào tháng 3.2025. Đây là sự kiện quy mô lớn, tạo tiền đề, cơ hội thuận lợi để kết nối, mời gọi nhà đầu tư vào lĩnh vực sản xuất muối, từ đó góp phần nâng cao giá trị hạt muối, giúp bà con diêm dân vươn lên làm giàu từ nghề lâu đời này.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Học sinh là đối tượng yếu thế trong việc ngộ độc thực phẩm