Việc chăm sóc tóc không đúng cách, tác động của môi trường hay các bệnh lý tự miễn… sẽ khiến tóc bị rụng. Đặc biệt, nam giới có lượng hormone testosterone cao sẽ có nguy cơ rụng tóc và hói đầu rất lớn.

Hói đầu có chữa trị được không?

Hồ Quang | 09/02/2023, 16:24

Việc chăm sóc tóc không đúng cách, tác động của môi trường hay các bệnh lý tự miễn… sẽ khiến tóc bị rụng. Đặc biệt, nam giới có lượng hormone testosterone cao sẽ có nguy cơ rụng tóc và hói đầu rất lớn.

Người có hormone testosterone cao có nguy cơ bị hói đầu

Bệnh hói đầu có thể xuất hiện ở cả nam lẫn nữ, nhưng chủ yếu tập trung nhiều ở nam giới. Theo thống kê tại Mỹ, nước này có khoảng 35 triệu nam giới bị hói đầu, trong đó người 25 tuổi bị hói đầu chiếm 25%, 30 tuổi chiếm 30%, 35 tuổi chiếm 40%, 60 tuổi chiếm 65%, 80 tuổi chiếm 70% và 85 tuổi chiếm 80%.

hoi-dau-co-chua-tri-duoc-khong-hinh-anh(1).png
Bệnh hói đầu có thể xuất hiện ở cả nam lẫn nữ, nhưng chủ yếu tập trung nhiều ở nam giới - Ảnh minh họa 

Tại Việt Nam, dù chưa có thống kê chính thức về số lượng nam giới bị hói đầu, nhưng theo các chuyên gia thì tỷ lệ này cũng tương đương với Mỹ. Người bị hói đầu ở Việt Nam, nhất là những người trẻ tuổi, đang rất lo lắng và tìm mọi cách để có thể điều trị tình trạng này nhưng tỷ lệ điều trị thành công khá thấp. Điều này không chỉ do họ điều trị chưa đúng cách mà còn do chưa biết được nguyên nhân gây rụng tóc của mình đang ở dạng nào.

Bác sĩ Nguyễn Trần Hữu Thắng - chuyên gia trong lĩnh vực điều trị rụng tóc cho hay, ngoại trừ rụng tóc sinh lý do “tre già măng mọc” - mỗi ngày rụng khoảng 1-2% số lượng và sẽ được mọc trở lại; thì còn có tình trạng rụng tóc khác do nội tiết tố (liên quan đến hormone); yếu tố nội sinh (mắc các bệnh lý tự miễn như: tiểu đường, lupus ban đỏ, tuyến giáp, bạch biến…); yếu tố ngoại sinh (chăm sóc tóc không đúng, tác động của môi trường…) cần phải điều trị.

Phân tích của bác sĩ Thắng cho thấy, nam giới có hormone testosterone quá cao sẽ khiến cho nang tóc bị teo gây nên rụng tóc, hói đầu. “Những người có hormone testosterone cao thường có lông, râu rất rậm rạp. Tuy nhiên hormone sinh dục nam testosterone cao sẽ chuyển hóa một lượng lớn thành hormone dihydrotestosterone (DHT). Hormone DHT được hình thành nhiều sẽ liên kết với các thụ thể của tế bào nang tóc gây teo nang khiến tóc yếu, dễ gãy rụng. Thêm vào đó, DHT còn kích thích tuyến bã nhờn hoạt động quá mức gây yếu chân tóc, khiến tóc dễ bung khỏi da đầu”, bác sĩ Thắng giải thích.

Bác sĩ Thắng cho biết thêm: “Có đến 90% nam giới bị rụng tóc là do nội tiết tố. Điều này cho thấy những nam giới có hormone sinh dục testosterone cao có nguy cơ hói đầu rất lớn”.

Bên cạnh đó, việc chăm sóc tóc không đúng cách, tác động của môi trường hay các bệnh lý tự miễn (tiểu đường, lupus ban đỏ, tuyến giáp, bạch biến…) sẽ khiến cho dinh dưỡng không đủ để nuôi nang tóc, hoặc các mạch máu bị xơ vữa làm teo nang tóc dẫn đến rụng tóc, hói đầu.

Tình trạng rụng tóc nào có thể chữa trị?

Theo bác sĩ Thắng, rụng tóc có 2 dạng là rụng tóc không sẹo và rụng tóc có sẹo. Trong đó, rụng tóc không sẹo là kết quả của quá trình làm chậm sự phát triển của tóc mà không làm hỏng nang tóc. Bệnh chủ yếu tác động đến thân tóc, làm cho thân tóc teo lại. Các nang tóc còn có khả năng phục hồi và kích thích tóc mọc lên.

Những trường hợp rụng tóc không sẹo này chủ yếu là ở những người bị rối loạn thần kinh nội tiết, mất cân bằng dinh dưỡng, căng thẳng kéo dài, tác dụng của thuốc, lạm dụng hóa chất làm tóc, môi trường sống…

Trong khi đó, rụng tóc có sẹo là kết quả của loại rụng tóc do phá hủy vĩnh viễn cấu trúc nang tóc dẫn đến không thể sửa chữa, thay thế. Rụng tóc có sẹo thường là kết quả của các bệnh lý viêm nang tóc, viêm da đầu hoặc bởi chấn thương bên ngoài làm tổn thương da dẫn tới hình thành sẹo.

“Như vậy, có thể thấy với những trường hợp hói đầu do rụng tóc có sẹo rất khó điều trị, nếu không muốn nói là không thể. Những trường hợp rụng tóc có sẹo, nếu điều trị chỉ có thể cấy tóc nhưng hiệu quả không cao. Hiện nay chi phí cấy tóc có giá 5 USD/sợi tóc, nhưng tỷ lệ sống chỉ có 1/10. Với những sợi tóc cấy sống được cũng chỉ có thời gian tối đa là 2-3 năm ở nam, và 4-6 năm ở nữ thì lại bị rụng tiếp”, bác sĩ Thắng nhấn mạnh.

Riêng những người bị rụng tóc không sẹo, bác sĩ Thắng cho biết có thể điều trị thành công bằng nhiều phương pháp khác nhau, tùy theo từng nguyên nhân rụng tóc.

Nếu rụng tóc do nội tiết tố thì phải sử dụng thuốc ngăn chặn sự hình thành hormone DHT, hoặc sản phẩm ức chế hormone DHT kết hợp với các loại sản phẩm có tác dụng làm sạch sâu, kháng viêm; giảm nhiệt da đầu; thúc đẩy dinh dưỡng; chống oxy hóa… Đối với nguyên nhân rụng tóc khác chỉ cần sử dụng các sản phẩm có tác dụng làm sạch sâu, kháng viêm; giảm nhiệt da đầu; thúc đẩy dinh dưỡng; chống oxy hóa…

Tuy nhiên, bác sĩ Thắng cũng lưu ý, những người trên 60 tuổi bị rụng tóc sẽ rất khó điều trị thành công do tế bào mầm tóc yếu hay những trường hợp rụng tóc không sẹo, nếu không được can thiệp, chữa trị kịp thời sẽ gây ra rụng tóc có sẹo.

“Thời gian từ rụng tóc không sẹo chuyển sang có sẹo khoảng 3 tháng. Do đó, khi chúng ta phát hiện trên da đầu bị ngứa, đỏ, viêm nang tóc… thì nên đến các cơ sở da liễu kiểm tra để xác định chính xác là rụng tóc không sẹo hay có sẹo nhằm điều trị kịp thời”, bác sĩ Thắng khuyến cáo.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
10 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hói đầu có chữa trị được không?