Theo thông tin từ BTC, ngày 27.3 tại khách sạn Hilton Hà Nội, dưới sự bảo trợ của Bộ TT-TT, Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế tại Việt Nam và Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam phối hợp tổ chức sự kiện Hội thảo truyền hình trực tuyến World Mobile Broadband & ISP.

Hội thảo World Mobile Broadband & ISP sẽ được truyền hình trực tuyến

24/03/2020, 20:33

Theo thông tin từ BTC, ngày 27.3 tại khách sạn Hilton Hà Nội, dưới sự bảo trợ của Bộ TT-TT, Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế tại Việt Nam và Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam phối hợp tổ chức sự kiện Hội thảo truyền hình trực tuyến World Mobile Broadband & ISP.

Ảnh: BTC

Hội thảo World Mobile Broadband & ISP năm 2020 có chủ đề “5G và Công nghệ băng rộng thúc đẩy phát triển nền kinh tế số: Tầm nhìn và giải pháp công nghệ”, tập trung giới thiệu một số điểm nhấn trong chính sách quản lý các dịch vụ băng thông rộng di động và cố định, đề xuất công nghệ mới nhằm thúc đẩy việc phát triển hạ tầng viễn thông cũng như xu hướng phát triển các dịch vụ nội dung số trên nền tảng đó.

Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, BTC cho biết hội thảo năm nay sẽ diễn ra theo hình thức hội thảo truyền hình trực tuyến. Theo đó, chương trình hội thảo vẫn diễn ra tại khán phòng trung tâm và được truyền hình trực tuyến đến các đầu cầu khác trên cả nước (TP.HCM, Huế, Quảng Ninh...).

Theo BTC, năm 2019, các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông di động lớn tại Việt Nam đã triển khai thử nghiệm phát sóng mạng di động thế hệ mới - 5G và cũng đạt được một số kết quả tích cực. Theo Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam sẽ thương mại hóa mạng 5G trong năm 2020.

Song song với việc phát triển mạng di động thế hệ mới, Việt Nam cũng đặc biệt quan tâm việc phát triển các hạ tầng kết nối viễn thông khác và coi việc phát triển hạ tầng viễn thông là yếu tố quyết định tạo bước nhẩy vọt nhằm nắm bắt cơ hội hội nhập CMCN 4.0.

Thực tế, tiềm năng kết nối và phát triển các dịch vụ viễn thông, di động lẫn cố định tại Việt Nam là rất lớn. Theo số liệu của Cục Viễn thông, tính đến hết tháng 10.2019, tổng số thuê bao băng thông rộng cố định đã vượt trên 14,4 triệu thuê bao; số lượng thuê bao băng rộng di động có phát sinh lưu lượng đạt trên 61 triệu thuê bao. Tổng dung lượng kết nối internet trong nước là hơn 2,7 triệu Mbps và tổng dung lượng kết nối quốc tế là hơn 7,5 triệu Mbps.

Trong bối cảnh tại Việt Nam, các doanh nghiệp, tổ chức đang tích cực chuyển đổi số để hướng tới một nền kinh tế số, xã hội số toàn diện vào năm 2030 theo như đề án chuyển đổi số quốc gia thì thị trường viễn thông Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng để đầu tư khai thác, từ hạ tầng kết nối đến các dịch vụ nội dung số hay đầu tư, ứng dụng các giải pháp công nghệ cao nhằm gia tăng hiệu quả và thay đổi toàn diện bộ mặt các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ…

Được biết, Hội thảo World Mobile Broadband & ISP 2020 sẽ có 1 phiên Báo cáo chính tập trung trao đổi lộ trình quy hoạch, phát triển 5G tại Việt Nam; kinh nghiệm thương mại hóa 5G tại các quốc gia phát triển… Bên cạnh đó, 2 chuyên đề sẽ đi sâu vào các chủ đề “Phát triển nền kinh tế số: Xu hướng và giải pháp công nghệ” và “Giải pháp công nghệ góp phần tối ưu hóa nền tảng băng thông rộng”.

Song song với chương trình hội thảo, triển lãm Công nghệ viễn thông 4G/LTE-5G & ISP sẽ quy tụ nhiều sản phẩm, giải pháp công nghệ thông tin và công nghệ viễn thông mới góp phần tạo bước đột phá trong việc quản lý, vận hành ngành nghề trọng điểm như y tế, giáo dục, giao thông, tài chính - ngân hàng…

Thu Anh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Đa dạng hóa loại hình và nguồn lực cho đào tạo nhân lực bán dẫn
8 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hội thảo World Mobile Broadband & ISP sẽ được truyền hình trực tuyến