Đài Channel News Asia cho biết cuộc cạnh tranh tìm việc làm tại Trung Quốc ngày càng trở nên khốc liệt khi 11,7 triệu sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp trong vài tháng tới.
Chuyển động

Hơn 11 triệu sinh viên sắp gia nhập lực lượng lao động Trung Quốc

Cẩm Bình 16/03/2024 14:05

Đài Channel News Asia cho biết cuộc cạnh tranh tìm việc làm tại Trung Quốc ngày càng trở nên khốc liệt khi 11,7 triệu sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp trong vài tháng tới.

2 tháng sau Tết nguyên đán là mùa tuyển dụng cao điểm ở Trung Quốc. Bộ Nhân lực - An sinh xã hội nhận định thị trường việc làm năm nay có khởi đầu tốt, đặc biệt ở lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn. Kể từ tháng 1 cho đến nay, toàn quốc có khoảng 32.000 hội chợ việc làm được tổ chức - tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Bộ trưởng Nhân lực - An sinh xã hội Trung Quốc Vương Hiểu Bình cam kết tăng cường các chính sách tạo việc làm cho thanh niên cũng như hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ.

“Chúng tôi dự tính tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động tuyển dụng hơn nữa, nhắm vào nhiều đối tượng vào các khoảng thời gian khác nhau. Chúng tôi sẽ hỗ trợ dựa trên dữ liệu lớn, thiết lập trạm dịch vụ việc làm trong khu dân cư, cung cấp dịch vụ việc làm hiệu quả, thuận tiện, đúng mục tiêu cho doanh nghiệp lẫn người lao động”, bà Bình phát biểu.

Trong lần báo cáo công tác chính phủ đầu tháng qua, Thủ tướng Lý Cường kêu gọi áp dụng cách tiếp cận đa hướng để giữ ổn định thị trường việc làm. Ông đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay đạt khoảng 5%, tạo ra hơn 2 triệu việc làm mới ở đô thị trong năm và giữ tỷ lệ thất nghiệp ở mức khoảng 5,5%. Số liệu chính thức tháng 12 năm ngoái ghi nhận 14,9% người thuộc độ tuổi 16 - 24 không có việc.

hon.jpg
Một hội chợ việc làm tại thành phố Bắc Kinh năm ngoái - Ảnh: AP

Khi giới chức chịu sức ép phải tạo thêm việc làm, lao động cũng lo lắng vì cơ hội làm việc bị thu hẹp bởi kinh tế trì trệ. Một sinh viên sắp tốt nghiệp chia sẻ: “Chỉ có bấy nhiêu công việc nhưng lại rất nhiều người nộp đơn. Trung Quốc quá đông dân nên chắc chắn cạnh tranh vô cùng gay gắt”.

Một sinh viên khác nói với Channel News Asia: “Tôi cảm thấy giữa kiến thức học ở trường với những gì cần thiết ngoài xã hội có khác biệt. Có lẽ do xã hội phát triển quá nhanh, một số kiến thức được dạy đã lạc hậu rồi”.

Giới phân tích khuyến cáo lao động tìm việc sắp phải đối mặt với không ít khó khăn. Hàng loạt lĩnh vực vẫn đang chịu áp lực từ sự suy giảm mạnh của ngành bất động sản Trung Quốc. Tình trạng dư cung sinh viên tốt nghiệp đại học tiếp tục kéo dài. Năm 2022 đánh dấu lần đầu tiên số sinh viên gia nhập lực lượng lao động vượt mốc 10 triệu.

Một số chuyên gia cho rằng đối tượng lao động trình độ học vấn cao hơn vẫn có cơ hội, nhưng việc làm cần được tạo ra và các công ty phải sẵn sàng thuê họ.

Bên cạnh kinh tế trì tệ, chính sách theo đuổi động lực tăng trưởng mới như số hóa hay tự động hóa cũng tước đi cơ hội việc làm của vài nhóm đối tượng lao động. Công ty tư vấn PwC năm 2018 từng nhận định trong 20 năm tới AI cùng công nghệ liên quan có thể thay thế con người ở khoảng 26% công việc tại Trung Quốc.

Theo tiến sĩ Trần Cương (Đại học Quốc gia Singapore): “Chính phủ Trung Quốc đang lâm vào thế khó xử. Họ cố gắng thúc đẩy công nghệ cao và AI trong tất cả hoạt động tự động hóa sản xuất, tuy nhiên cải tiến công nghệ lại gây ra tổn thất lớn về cơ hội việc làm lẫn thu nhập”.

Bài liên quan
Dòng iPhone 16 được bán giảm giá ở Trung Quốc do Apple Intelligence ra mắt trễ làm giảm nhu cầu
Các nền tảng thương mại điện tử đang giảm giá tới 11% cho các mẫu iPhone 16 của Apple.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Xử lý nghiêm cán bộ, công chức, chiến sĩ… vi phạm quy định về nồng độ cồn
11 giờ trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 17.9.2024 về xử lý cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ... điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; không hợp tác với lực lượng chức năng trong xử lý vi phạm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hơn 11 triệu sinh viên sắp gia nhập lực lượng lao động Trung Quốc