Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 369.267 ca mắc COVID-19, trong đó 162.279 bệnh nhân đã khỏi. Đến nay, Việt Nam đã tiêm chủng hơn 17,6 triệu liều vắc xin COVID-19 và dự kiến có thể nhận hơn 16 triệu liều vắc xin trong tháng 8, 9

Hơn 162.270 ca COVID-19 đã khỏi, thêm 4 triệu viên Molnupiravir và 16 triệu liều vắc xin trong tháng 8, 9

PV (tổng hợp) | 25/08/2021, 06:27

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 369.267 ca mắc COVID-19, trong đó 162.279 bệnh nhân đã khỏi. Đến nay, Việt Nam đã tiêm chủng hơn 17,6 triệu liều vắc xin COVID-19 và dự kiến có thể nhận hơn 16 triệu liều vắc xin trong tháng 8, 9

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 369.267 ca mắc COVID-19 đứng thứ 66/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 168/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 3.756 ca nhiễm).

Nếu tính riêng, đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27.4.2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 365.152 ca, trong đó có 159.501 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 7/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang.

Có 4 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Kon Tum, Thái Bình, Hải Phòng, Điện Biên.

5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP.HCM (184.872), Bình Dương (77.053), Đồng Nai (19.110), Long An (18.586), Tiền Giang (7.836).

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

- 7.663 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 24.8 nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 162.279 ca.

- Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 706 ca.

- Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 27 ca.

- Ngày 24.8, Tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận 348 ca tử vong tại TP.HCM (292), Bình Dương (35), Đồng Nai (4), Đồng Tháp (3), Tiền Giang (3), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Sóc Trăng (2), An Giang (1), Bến Tre (1), Bình Định (1), Bình Thuận (1), Ninh Thuận (1), Quảng Nam (1), Thừa Thiên Huế (1).

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến 24.8 là 9.014 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca mắc và tương đương với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới.

Như vậy, tổng số vắc xin đã được tiêm là 17.647.353 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 15.725.040 liều, tiêm mũi 2 là 1.922.313 liều.

Việt Nam có thể nhận hơn 16 triệu liều vắc xin COVID-19 trong tháng 8, 9

Chiều 24.8, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh chủ trì cuộc họp Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vắc xin.

Cuộc họp nhằm rà soát, đánh giá tiến độ và kết quả triển khai các nhiệm vụ ngoại giao vắc xin thời gian qua; thống nhất nhiệm vụ cần quyết liệt thực hiện nhằm tiếp cận, đưa vắc xin, trang thiết bị y tế và thuốc điều trị về nước nhanh nhất, nhiều nhất và sớm nhất có thể.

Báo cáo tại cuộc họp, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn (Tổ trưởng Tổ Công tác) cho biết trong tháng 8 và tháng 9 tới đây, mặc dù thế giới rất khan hiếm vắc xin, chúng ta sẽ tiếp tục nhận được thêm vắc xin nhiều hơn dự kiến, có thể trên 16 triệu liều qua các hình thức viện trợ, các đối tác nhượng lại vắc xin và giao vắc xin 
theo hợp đồng đã ký kết.

Trước mắt, trong tuần từ 23 đến 28.8, ít nhất chúng ta sẽ nhận thêm được khoảng 3-4 triệu liều vaccine COVID-19 từ các đối tác.

Theo Bộ Y tế, hiện nay doanh nghiệp sản xuất thuốc Molnupiravir trong nước đã sẵn sàng cho việc tài trợ những lô thuốc đầu tiên với 16.000 liều và đến 5.9 sẽ cung cấp tiếp 100.000 liều (tổng cộng 116.000 liều tương ứng 2.320.000 viên Molnupiravir 400mg). 

Song song đó, lô hàng thuốc Molnupiravir nhập khẩu đầu tiên hơn 300.000 viên 200mg đủ cho hơn 7.500 liều về đến Việt Nam trong ngày 23.8.

Dự kiến ngày 28.8, thêm 1.700.000 viên Molnupiravir 200mg đủ cho 50.000 liều sẽ được đưa về. Đồng thời, các lô thuốc tiếp theo sẽ được nhập khẩu để sử dụng trong chương trình trong đầu tháng 9.2021.

TP.HCM: Dự kiến hoàn thành test nhanh "vùng đỏ", "vùng cam" vào trưa 25.8, dự kiến số ca mắc COVID-19 sẽ có thể tăng lên.

Thông tin được đưa ra tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM diễn ra chiều nay 24.8.

Ông Phạm Đức Hải – Phó trưởng Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM cho biết, đây là ngày thứ 2 TP.HCM thực hiện Chỉ thị 11 của UBND TP về tăng cường giãn cách xã hội (thời gian từ 0h ngày 23/8 đến hết ngày 6/9). Hiện nay, Thành phố đang nhận được sự hợp tác tốt từ người dân trong chấp hành các biện pháp giãn cách xã hội, đồng thời là sự chung tay của các ngành, các cấp, Trung ương trong việc đồng hành cùng thành phố phòng chống đẩy lùi dịch bệnh.

Đây được xác định là thời điểm hết sức quan trọng để tập trung xét nghiệm, trong đó Thành phố sẽ dồn lực để test nhanh tại các "vùng đỏ", "vùng cam" để bóc tách tất cả ca mắc ra khỏi cộng đồng, trên cơ sở đó sẽ tập trung công tác điều trị, với mục tiêu cao nhất giảm tỷ lệ tử vong, số ca mắc mới.

Về công tác test nhanh tại các vùng đỏ, "vùng cam", ông Nguyễn Hữu Hưng – Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM thông tin, số lượng test nhanh tại các vùng này khoảng 2 triệu mẫu, chậm nhất là 25.8 hoàn thành. 

Ở ngày đầu tiên (23.8), thành phố chưa đáp ứng được tốc độ như mong muốn, chỉ thực hiện được 170.000 test nhanh, trong đó hơn 6.000 mẫu dương tính.

Hiện Thành phố đang tiếp tục triển khai test nhanh khối lượng lớn. 

Người dân được hướng dẫn tự thực hiện test nhanh qua nhiều kênh phương tiện: Được nhân viên y tế hướng dẫn; Đài Truyền hình TP.HCM phát video clip hướng dẫn.

 Trang web HCDC và trang web Trung tâm y tế các quận, huyện, TP Thủ Đức đăng tải đầy đủ các thông tin hướng dẫn.

Cho đến nay, cơ bản tiến độ test nhanh đã được đẩy nhanh, dự kiến trưa mai (25.8) chỉ tiêu tất cả người dân ở "vùng đỏ", "vùng cam" được hoàn thành test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2. Ngoài ra, "vùng vàng", "vùng xanh" cũng được tiếp tục tầm soát mẫu gộp.

TP.HCM: Đang điều trị theo dõi tại nhà khoảng gần 42.000 F0

Số trường hợp F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà là 41.955 F0, trong đó có 21.093 trường hợp F0 cách ly tại nhà ngày từ đầu và 20.862 trường hợp F0 sau xuất viện về tiếp tục cách ly, theo dõi tại nhà. Số trường hợp F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị các cơ sở cách ly tập trung quận, huyện là 14.969 người.

 TP.HCM cũng tổ chức các Trạm Y tế lưu động kết hợp với đội phản ứng nhanh của địa phương để chăm sóc, theo dõi sức khoẻ F0 khi điều trị tại nhà.

Theo đó, các Trạm y tế lưu động ngoài chuẩn bị trang thiết bị y tế cơ bản tại còn chuẩn bị 100.000 túi thuốc cung cấp cho F0 điều trị tại nhà, trong đó có chuẩn bị thuốc Molnupiravir.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài cuối: Festival là cơ hội để hạt muối vươn xa
Theo kế hoạch, Festival muối 2025 sẽ được tỉnh Bạc Liêu tổ chức vào tháng 3.2025. Đây là sự kiện quy mô lớn, tạo tiền đề, cơ hội thuận lợi để kết nối, mời gọi nhà đầu tư vào lĩnh vực sản xuất muối, từ đó góp phần nâng cao giá trị hạt muối, giúp bà con diêm dân vươn lên làm giàu từ nghề lâu đời này.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hơn 162.270 ca COVID-19 đã khỏi, thêm 4 triệu viên Molnupiravir và 16 triệu liều vắc xin trong tháng 8, 9